Lượng dầu mỏ dư thừa khiến giá dầu thế giới sụt giảm chóng mặt từ giữa năm 2014 được dự báo sẽ không còn trong năm 2017.
Trang CNN Money dẫn báo cáo do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố ngày 13/12 cho biết lượng dầu dư thừa trên toàn cầu sẽ biến mất trong nửa đầu năm tới, sớm hơn nhiều so với những dự báo đưa ra trước đây.
Tuy nhiên, có một điều kiện chính để dự báo này trở thành hiện thực là Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và các nước xuất khẩu dầu lớn ngoài khối này tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận đã đạt được về cắt giảm sản lượng.
OPEC đã nhất trí hạ tổng sản lượng của khối 1,2 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2017. Một nhóm nước ngoài OPEC, gồm Nga, Mexico, Kazakhstan và Oman, cũng đã cam kết cắt giảm sản lượng.
Những thỏa thuận này đã giúp đẩy giá dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường New York vượt ngưỡng 53 USD/thùng, mức đỉnh mới của năm 2016, vào đầu tuần này.
IEA cho rằng, nếu tất cả các bên thực hiện đúng thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã đề ra, thì “thị trường có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu dầu trong nửa đầu năm 2017, với mức thiếu hụt ước tính khoảng 600.000 thùng/ngày”.
Tuy nhiên, IEA cũng cảnh báo rằng triển vọng của thị trường dầu lửa trong dài hạn vẫn còn khó đoán biết. Đó là do thỏa thuận cắt giảm sản lượng chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng và sẽ được xem xét lại vào tháng 5.
Việc thỏa thuận giảm sản lượng trong thời gian ngắn “có thể xem là khôn ngoan nếu xét đến những bấp bênh trên thị trường dầu lửa và nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nhưng cũng là một cảnh báo rằng việc hạn chế sản lượng có thể sẽ không kéo dài”, IEA nhận định.
Các nước OPEC muốn giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên, nhưng chỉ ở mức độ nhất định. Nếu giá dầu tăng quá cao, thì các nhà sản xuất dầu đá phiến với mức chi phí cao ở Mỹ có thể bắt đầu đẩy mạnh khai thác trở lại.
IEA nhấn mạnh rằng một số nhà khai thác dầu đá phiến ở Mỹ đã có những khoản đầu tư mới. Ngành này đã đưa 161 giàn khoan hoạt động trở lại kể từ tháng 5 - thời điểm mà số giàn khoan giảm chỉ còn 316.
Chỉ riêng trong tháng 11 vừa qua, số giàn khoan dầu đá phiến ở Mỹ tăng thêm 36 giàn, lên 477 giàn.
Trang CNN Money dẫn báo cáo do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố ngày 13/12 cho biết lượng dầu dư thừa trên toàn cầu sẽ biến mất trong nửa đầu năm tới, sớm hơn nhiều so với những dự báo đưa ra trước đây.
Tuy nhiên, có một điều kiện chính để dự báo này trở thành hiện thực là Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và các nước xuất khẩu dầu lớn ngoài khối này tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận đã đạt được về cắt giảm sản lượng.
OPEC đã nhất trí hạ tổng sản lượng của khối 1,2 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2017. Một nhóm nước ngoài OPEC, gồm Nga, Mexico, Kazakhstan và Oman, cũng đã cam kết cắt giảm sản lượng.
Những thỏa thuận này đã giúp đẩy giá dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường New York vượt ngưỡng 53 USD/thùng, mức đỉnh mới của năm 2016, vào đầu tuần này.
IEA cho rằng, nếu tất cả các bên thực hiện đúng thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã đề ra, thì “thị trường có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu dầu trong nửa đầu năm 2017, với mức thiếu hụt ước tính khoảng 600.000 thùng/ngày”.
Việc thỏa thuận giảm sản lượng trong thời gian ngắn “có thể xem là khôn ngoan nếu xét đến những bấp bênh trên thị trường dầu lửa và nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nhưng cũng là một cảnh báo rằng việc hạn chế sản lượng có thể sẽ không kéo dài”, IEA nhận định.
Các nước OPEC muốn giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên, nhưng chỉ ở mức độ nhất định. Nếu giá dầu tăng quá cao, thì các nhà sản xuất dầu đá phiến với mức chi phí cao ở Mỹ có thể bắt đầu đẩy mạnh khai thác trở lại.
IEA nhấn mạnh rằng một số nhà khai thác dầu đá phiến ở Mỹ đã có những khoản đầu tư mới. Ngành này đã đưa 161 giàn khoan hoạt động trở lại kể từ tháng 5 - thời điểm mà số giàn khoan giảm chỉ còn 316.
Chỉ riêng trong tháng 11 vừa qua, số giàn khoan dầu đá phiến ở Mỹ tăng thêm 36 giàn, lên 477 giàn.
vneconomy.vn/
Relate Threads