Mặc dù đã nằm trong diện giải thể/phá sản nhưng PVC-MT khẳng định, đến nay, đơn vị vẫn duy trì hoạt động, chưa nhận được văn bản yêu cầu giải thể/phá sản và vẫn thuộc diện tái cơ cấu của PVC.
Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Miền Trung (PVC-MT) vừa có công văn số 04/CV-XLDKMT gửi Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc Báo cáo tiến trình giải thể/phá sản của PVC-MT.
Theo phía PVC-MT, ngày 6/1/2017, PVC-MT đã nhận được công văn số 19/UBCK-TT ngày 3/1/2017 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc vi phạm công bố thông tin của PVC-MT, trong đó có nội dung yêu cầu đơn vị phải có báo cáo về tiến trình giải thể/phá sản PVC-MT.
Về vấn đề này, PVC-MT báo cáo rằng, theo Quyết định số 905/QĐ-DKVN ngày 20/4/2015 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về Phương án Tái cơ cấu Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), PVC đã ban hành Nghị quyết số 569/QĐ-XLDK về việc phê duyệt, sửa đổi, bổ sung phương án Tái cơ cấu, thoái vốn tại các đơn vị/khoản đầu tư của Tổng công ty. Theo đó, PVC-MT nằm trong nhóm các đơn vị không có khả năng hoạt động liên tục và sẽ thực hiện giải thể/phá sản theo trình tự và quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, phía PVC-MT khẳng định, đến nay, đơn vị vẫn duy trì hoạt động, chưa nhận được văn bản yêu cầu giải thể/phá sản và vẫn thuộc diện tái cơ cấu của PVC.
Vừa qua, PVC đã đăng ký bán 49% vốn tại PVC-MT nhưng không thành công do chỉ bán được 110.000 cổ phiếu trong tổng số 7.350.000 cổ phiếu đăng ký bán. Đây là điều dễ hiểu khi giá cổ phiếu PXM của PVC-MT hiện đang giao dịch quanh mốc 400 đồng/cổ phiếu và gần như không có giao dịch trong suốt một thời gian dài.
Báo cáo tài chính quý III/2016 của PVC-MT cho thấy, lỗ lũy kế của doanh nghiệp này tính đến hết ngày 30/09/2016 đã lên đến 410 tỷ đồng, đưa vốn chủ sở hữu của PVC-MT xuống mức âm (-) 256 tỷ đồng. Hiện nợ phải trả của PVC-MT đang là 403 tỷ đồng, trong đó có 92,7 tỷ đồng là nợ vay ngắn hạn.
Hai năm thua lỗ nặng nề nhất của PVC-MT là năm 2012 và năm 2013 với mức thua lỗ lần lượt là 109 tỷ đồng và 157 tỷ đồng. Năm 2014, PVC-MT tiếp tục thua lỗ gần 90 tỷ đồng và đến năm 2015 là lỗ gần 30 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2016, PVC-MT tiếp tục thua lỗ 24 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Miền Trung (PVC-MT) vừa có công văn số 04/CV-XLDKMT gửi Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc Báo cáo tiến trình giải thể/phá sản của PVC-MT.
Về vấn đề này, PVC-MT báo cáo rằng, theo Quyết định số 905/QĐ-DKVN ngày 20/4/2015 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về Phương án Tái cơ cấu Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), PVC đã ban hành Nghị quyết số 569/QĐ-XLDK về việc phê duyệt, sửa đổi, bổ sung phương án Tái cơ cấu, thoái vốn tại các đơn vị/khoản đầu tư của Tổng công ty. Theo đó, PVC-MT nằm trong nhóm các đơn vị không có khả năng hoạt động liên tục và sẽ thực hiện giải thể/phá sản theo trình tự và quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, phía PVC-MT khẳng định, đến nay, đơn vị vẫn duy trì hoạt động, chưa nhận được văn bản yêu cầu giải thể/phá sản và vẫn thuộc diện tái cơ cấu của PVC.
Vừa qua, PVC đã đăng ký bán 49% vốn tại PVC-MT nhưng không thành công do chỉ bán được 110.000 cổ phiếu trong tổng số 7.350.000 cổ phiếu đăng ký bán. Đây là điều dễ hiểu khi giá cổ phiếu PXM của PVC-MT hiện đang giao dịch quanh mốc 400 đồng/cổ phiếu và gần như không có giao dịch trong suốt một thời gian dài.
Báo cáo tài chính quý III/2016 của PVC-MT cho thấy, lỗ lũy kế của doanh nghiệp này tính đến hết ngày 30/09/2016 đã lên đến 410 tỷ đồng, đưa vốn chủ sở hữu của PVC-MT xuống mức âm (-) 256 tỷ đồng. Hiện nợ phải trả của PVC-MT đang là 403 tỷ đồng, trong đó có 92,7 tỷ đồng là nợ vay ngắn hạn.
Hai năm thua lỗ nặng nề nhất của PVC-MT là năm 2012 và năm 2013 với mức thua lỗ lần lượt là 109 tỷ đồng và 157 tỷ đồng. Năm 2014, PVC-MT tiếp tục thua lỗ gần 90 tỷ đồng và đến năm 2015 là lỗ gần 30 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2016, PVC-MT tiếp tục thua lỗ 24 tỷ đồng.
vietnamfinance.vn
Relate Threads