Ukraine đang có nguy cơ bị mất vai trò trung chuyển khí đốt sang châu Âu trong các dự án năng lượng của Nga sau khi Tập đoàn Dầu khí Gazprom của Nga tuyên bố sẽ không nối lại việc cung cấp khí đốt cho Ukraine...
Ngày 1-3, Gazprom thông báo từ chối khởi động lại việc cung cấp khí đốt cho Ukraine với lý do một thỏa thuận bổ sung trong hợp đồng mua bán khí đốt hiện tại giữa tập đoàn này và Naftogaz chưa được hoàn tất. Trong tuyên bố của mình, Phó giám đốc điều hành Gazprom Alexander Medvedev khẳng định, chắc chắn sẽ không có việc cung cấp khí đốt cho tập đoàn năng lượng Naftogaz của Ukraine từ ngày 1-3. Ông còn nói thêm, Gazprom đã hoàn lại khoản tiền mà Naftogaz đã trả trước cho đơn hàng tháng 3 này.
Đáp lại động thái cứng rắn của Gazprom, Naftogaz đã cáo buộc Gazprom vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. Người đứng đầu Naftogaz, ông Andriy Kobolev cho biết, tập đoàn này mua khí đốt vì lý do thực hiện một quyết định của tòa án, đồng thời nói rằng Naftogaz có ý định yêu cầu Gazprom bồi thường. Sự việc trên diễn ra sau khi một tòa án trọng tài ở Stockholm yêu cầu Gazprom trả 2,56 tỷ USD cho Naftogaz do không giao số lượng khí đốt theo thỏa thuận.
Căng thẳng trên làm gia tăng nguy cơ Ukraine bị mất vai trò trung chuyển khí đốt sang châu Âu trong bối cảnh đường ống dẫn khí đốt được xây dựng đi qua Ukraine tới châu Âu sẽ kết thúc hợp đồng vận chuyển với Gazprom vào năm 2019.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) đang có ý định giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ khí đốt của Nga nên vai trò trung chuyển năng lượng của Ukraine càng bị đe dọa. Báo chí Nga cho biết, hiện nay EU và Mỹ đang tích cực hỗ trợ dự án “Hành lang khí đốt phía Nam” (SGC), được xem là dự án thay thế cho Gazprom. Tuy nhiên, năng lực vận chuyển và quan trọng hơn là trữ lượng của SGC không đủ để có thể đáp ứng nhu cầu khí đốt cho châu Âu. Gazprom hiện nay cung cấp khoảng một phần ba nhu cầu khí đốt của “lục địa già”. SGC đối với EU được xem là mang nhiều ý nghĩa chính trị hơn là ý nghĩa kinh tế, thậm chí nhiều hơn cả ý nghĩa về năng lượng.
SGC là dự án xây dựng hệ thống đường ống dẫn kết nối Nam Âu với các bể chứa khí đốt ở Caspi. Tuyến đường ống của SGC sẽ đi qua lãnh thổ Azerbaijan, Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Albania và sau đó đi qua biển Adriatic để đến Nam Italy. SGC được biết là cũng sẽ tránh đi qua lãnh thổ Ukraine.
Trong khi đó, tất cả dự án khác sử dụng lãnh thổ Ukraine để vận chuyển khí đốt, chẳng hạn như dự án xây dựng đường ống dẫn “Dòng trắng” từ Gruzia đi qua đáy Biển Đen, cho đến nay vẫn chỉ là trên giấy tờ.
Hiện nay, Nga cũng đang thúc đẩy dự án năng lượng “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” vận chuyển khí đốt sang Nam Âu thông qua tuyến đường ống chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ và đáng chú ý là Ukraine không nằm trong tuyến đường mới này. Dự án này đối với Nga được đánh giá vừa là một dự án địa chính trị, vừa là một dự án có giá trị kinh tế. Dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” sẽ giúp Nga tránh không phải trả tiền quá cảnh khí đốt sang châu Âu cho Ukraine và tiết kiệm được hàng tỷ USD. Như vậy, nếu dự án này của Nga được hoàn thiện, Ukraine có nguy cơ sẽ bị mất hoàn toàn vai trò trung chuyển khí đốt sang châu Âu.
Ngày 1-3, Gazprom thông báo từ chối khởi động lại việc cung cấp khí đốt cho Ukraine với lý do một thỏa thuận bổ sung trong hợp đồng mua bán khí đốt hiện tại giữa tập đoàn này và Naftogaz chưa được hoàn tất. Trong tuyên bố của mình, Phó giám đốc điều hành Gazprom Alexander Medvedev khẳng định, chắc chắn sẽ không có việc cung cấp khí đốt cho tập đoàn năng lượng Naftogaz của Ukraine từ ngày 1-3. Ông còn nói thêm, Gazprom đã hoàn lại khoản tiền mà Naftogaz đã trả trước cho đơn hàng tháng 3 này.
Căng thẳng trên làm gia tăng nguy cơ Ukraine bị mất vai trò trung chuyển khí đốt sang châu Âu trong bối cảnh đường ống dẫn khí đốt được xây dựng đi qua Ukraine tới châu Âu sẽ kết thúc hợp đồng vận chuyển với Gazprom vào năm 2019.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) đang có ý định giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ khí đốt của Nga nên vai trò trung chuyển năng lượng của Ukraine càng bị đe dọa. Báo chí Nga cho biết, hiện nay EU và Mỹ đang tích cực hỗ trợ dự án “Hành lang khí đốt phía Nam” (SGC), được xem là dự án thay thế cho Gazprom. Tuy nhiên, năng lực vận chuyển và quan trọng hơn là trữ lượng của SGC không đủ để có thể đáp ứng nhu cầu khí đốt cho châu Âu. Gazprom hiện nay cung cấp khoảng một phần ba nhu cầu khí đốt của “lục địa già”. SGC đối với EU được xem là mang nhiều ý nghĩa chính trị hơn là ý nghĩa kinh tế, thậm chí nhiều hơn cả ý nghĩa về năng lượng.
SGC là dự án xây dựng hệ thống đường ống dẫn kết nối Nam Âu với các bể chứa khí đốt ở Caspi. Tuyến đường ống của SGC sẽ đi qua lãnh thổ Azerbaijan, Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Albania và sau đó đi qua biển Adriatic để đến Nam Italy. SGC được biết là cũng sẽ tránh đi qua lãnh thổ Ukraine.
Trong khi đó, tất cả dự án khác sử dụng lãnh thổ Ukraine để vận chuyển khí đốt, chẳng hạn như dự án xây dựng đường ống dẫn “Dòng trắng” từ Gruzia đi qua đáy Biển Đen, cho đến nay vẫn chỉ là trên giấy tờ.
Hiện nay, Nga cũng đang thúc đẩy dự án năng lượng “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” vận chuyển khí đốt sang Nam Âu thông qua tuyến đường ống chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ và đáng chú ý là Ukraine không nằm trong tuyến đường mới này. Dự án này đối với Nga được đánh giá vừa là một dự án địa chính trị, vừa là một dự án có giá trị kinh tế. Dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” sẽ giúp Nga tránh không phải trả tiền quá cảnh khí đốt sang châu Âu cho Ukraine và tiết kiệm được hàng tỷ USD. Như vậy, nếu dự án này của Nga được hoàn thiện, Ukraine có nguy cơ sẽ bị mất hoàn toàn vai trò trung chuyển khí đốt sang châu Âu.
XUÂN PHONG
Quân đội Nhân dân
Quân đội Nhân dân
Relate Threads