Viện Kiểm sát chỉ rõ lợi ích nhóm tại PVN - PVC

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Trong phần tranh tụng sáng nay, 15.1, đại diện Viện kiểm sát đã chỉ rõ lợi ích nhóm trong vụ án cố ý làm trái và tham ô tại PVN và PVC.

Trước đó, luật sư bào chữa cho các bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát chỉ rõ trong vụ án này: Lợi ích nhóm ở đâu và bao gồm những ai?

Theo đại diện Viện kiểm sát, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), đã đưa Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận về làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Biết PVC không đủ năng lực kinh nghiệm, năng lực tài chính yếu kém nhưng bị cáo Thăng vẫn ưu ái, bỏ qua các quy định chỉ định làm tổng thầu.

dinh-la-thang-13-11-ttxvn-1515982303360.jpg

Bị cáo Đinh La Thăng tự bào chữa tại phiên tòa - Ảnh: TTXVN
Sau đó, bị cáo Thăng lại chỉ đạo các bị cáo ở PVN và người liên quan ở Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PVPwoer) ký hợp đồng EPC số 33 để tạm ứng tiền cho PVC trái quy định, để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng sai mục đích, gây thiệt hại cho nhà nước. "Qua đó cho thấy mối quan hệ mang tính lợi ích nhóm trong vụ này", đại diện Viện kiểm sát khẳng định.

Dòng tiền hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỉ đồng đi đâu?

Cũng theo đại diện Viện kiểm sát, điểm mấu chốt trong vụ án này là hợp đồng EPC số 33 được ký kết giữa PVN và PVPower thiếu một loạt hồ sơ, như chưa được lập hồ sơ dự thầu, thiết kế… nhưng vẫn được ký. Hợp đồng EPC số 33 chỉ có 8 trang A4, sau đó hợp đồng số 4194 thay thế hợp đồng EPC số 33 cũng chỉ có 2 trang. Nội dung chuyển chủ đầu tư dự án Nhiệt điện Thái Bình từ PVPower về PVN thực chất chỉ là “phù phép” để PVN chuyển tiền.

“Việc ký hợp đồng EPC như nêu trên và PVN tạm ứng tiền cho PVC là trái luật, mục đích chính nhằm hợp thức hoá việc chuyển tiền để PVC sử dụng sai mục đích, không đưa vào dự án”, đại diện Viện kiểm sát nhận định.

Trong vụ án này, số tiền tạm ứng của PVN cho PVC là hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỉ đồng. Theo đại diện Viện kiểm sát, các luật sư bào chữa cho rằng các bị cáo đã khắc phục thiệt hại, số tiền thu về lớn hơn số tiền đã thất thoát. Tuy nhiên, Viện kiểm sát khẳng định, tính từ khi khởi công vào năm 2011 đến năm 2014 mới thu hồi được 242 tỉ đồng, không có căn cứ nào cho thấy PVC đã thu hồi được số tiền tạm ứng như các luật sư nêu.

“Trong số hơn 1.115 tỉ đồng sử dụng sai mục đích, các bị cáo khai PVC dùng để đầu tư vào PVC Nghệ An, vào Công ty bất động sản xây lắp Dầu khí, thanh toán trả nợ ngân hàng… Hiện cơ quan an ninh điều tra đang tiếp tục làm rõ”, đại diện Viện kiểm sát cho biết.

 

Việc làm nổi bật

Top