"Vũ điệu" dầu thô và vòng xoay của các doanh nghiệp ngành dầu khí

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Trong khi GAS, DPM điều chỉnh kế hoạch kinh doanh thì một số doanh nghiệp lớn khác ngành dầu khí cũng đang có kết quả kinh doanh khả quan hơn.

Một giá dầu, hai hoàn cảnh

Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu thế giới lên mức 58,47 USD/thùng, gần gấp đôi kể từ đầu năm 2015 và cao hơn 13% so với đầu năm. Diễn biến giá dầu, một lần nữa làm doanh nghiệp dầu khí trong nước phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho dù năm 2017 chỉ còn tính bằng ngày.

1e5Capture7.PNG

Tổng Công ty Khí Việt Nam (Mã: GAS) thực hiện điều chỉnh tăng thêm 4.158 tỷ đồng doanh thu và 948 tỷ đồng lợi nhuận, tăng lần lượt 9% và 18% so với kế hoạch ban đầu. Sau điều chỉnh, kế hoạch doanh thu là 52.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 6.100 tỷ đồng.

878450gas.png

Sự điều chỉnh này đến từ việc giá dầu thực tế trung bình khoảng 54 USD/thùng, trong khi GAS lập kế hoạch dựa trên mức giá 50 USD/thùng.

Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu thực tế của GAS đạt 47.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 5.908 tỷ đồng. Như vậy sau điều chỉnh, GAS đã hoàn thành 92% kế hoạch doanh thu và 97% kế hoạch lợi nhuận (thay vì vượt 15% kế hoạch cả năm như con số trước đó).

Ở chiều ngược lại, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (Mã: DPM) điều chỉnh kế hoạch kinh doanh nhưng theo hướng giảm con số lợi nhuận. Cụ thể, DPM điều chỉnh giảm 146 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2017 so với kế hoạch trước đó, tức giảm 15%. Sau điều chỉnh, mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất của DPM còn 845 tỷ đồng. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế công ty mẹ cũng giảm 109 tỷ đồng, tương đương giảm 13,5%, còn 701 tỷ đồng.

bca131Capture20.PNG

DPM điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, ngoài yếu tố giá dầu còn liên quan tới việc công ty thực hiện bảo dưỡng tổng thể nhà máy Đạm Phú Mỹ, bắt đầu từ cuối tháng 11. Đây được coi là kỳ bảo dưỡng phức tạp nhất của DPM từ trước đến nay với hơn 4.000 hạng mục công việc. Ngoài bảo dưỡng, DPM còn tích hợp, đấu nối giữa nhà máy hiện hữu với dự án nâng công suất xưởng NH3 và dự án Nhà máy NPK công nghệ hóa học, dự kiến vận hành vào đầu năm 2018.

Trước khi bước vào đợt bảo dưỡng, DPM báo 10 tháng vượt nhiều chỉ tiêu kinh doanh. Doanh thu hợp nhất 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 7.078 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế ước đạt 800,2 tỉ đồng. Mức lợi nhuận này, nếu so với kế hoạch đã phê duyệt hoàn thành 81% nhưng nếu so với kế hoạch điều chỉnh thì hoàn thành 95% kế hoạch. Theo báo cáo cập nhật từ DPM, tại ngày 21/12, công ty vẫn đang thực hiện bảo dưỡng tổng thể.

Điều chỉnh thành thông lệ?

Điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm đối với các doanh nghiệp họ dầu khí đã trở thành vấn đề quen thuộc kể từ năm 2015 - khi giá dầu sụt giảm và diễn biến khó đoán định.

Trong cả hai năm 2015 và 2016, GAS đều thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Năm 2015, GAS điều chỉnh giảm 29% kế hoạch lợi nhuận sau thuế, năm 2016 lần nữa điều chỉnh giảm 26% lợi nhuận so với con số ban đầu.

Về phần DPM, năm 2016, công ty cũng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm sau khi vừa kết thúc được ít ngày. Doanh thu sau điều chỉnh giảm 13%, lợi nhuận sau thuế sau điều chỉnh giảm 18%, tương đương còn 7.890 tỷ đồng và 1.140 tỷ đồng. Đối với công ty mẹ, doanh thu cũng giảm xuống còn 6.933 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế còn 1.080 tỷ đồng.

Cũng từ ảnh hưởng giá dầu, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Mã: DCM) trong cặp bài trùng với GAS - DPM. Năm 2016, cùng với GAS và DPM, DCM điều chỉnh kế hoạch kinh doanh với việc giảm cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 13% và 4% so với kế hoạch hồi đầu năm. Con số tuyệt đối sau điều chỉnh là 5.092 tỷ đồng và 621 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, DCM chưa có thông tin liên quan tới việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm, DCM đạt được kết quả kinh doanh khá ấn tượng với doanh thu 4.343 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 603,6 tỷ đồng, tăng lần lượt 35% và 58% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy công ty đã hoàn thành 82% kế hoạch doanh thu và 95% kế hoạch lợi nhuận năm. Với con số này, việc DCM có thể điều chỉnh chỉ số kinh doanh hay không vẫn còn bỏ ngỏ.

Các “ông lớn” dầu khí khác ra sao?

Một số doanh nghiệp lớn khác thuộc họ dầu khí một thời lên bổng xuống trầm cùng giá dầu nhưng có vẻ đang có nhiều tín hiệu lạc quan trong kết quả kinh doanh. 9 tháng đầu năm, Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (Mã: PVD) có doanh thu đạt 119,6 tỷ đồng, lỗ sau thuế gần 12 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 6,6 tỷ đồng.

2ceCapture22.PNG

Tuy nhiên trong quý III PVD đã lãi 25 tỷ đồng nhờ số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động tăng từ 2 lên 3,8 giàn. PVD cho biết giá dầu tăng làm đơn giá cho thuê giàn khoan trong khu vực đang dần cải thiện, vì vậy sẽ tiếp tục đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Theo báo cáo của VDSC, từ năm 2018,lợi nhuận của PVD sẽ hồi phục nhờ những yếu tố:

(1) Hợp đồng cho các giàn khoan được đảm bảo. Với việc OPEC và các nước đồng minh kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng, chúng tôi tin rằng giá dầu sẽ ổn định trong thời gian tới và là động lực giúp hoạt động thăm dò tìm kiếm ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á luôn sôi động. Từ đó, khối lượng công việc cho PVD sẽ được đảm bảo. Ngoài ra, công ty cũng đã chủ động đưa các giàn khoan của mình ra nước ngoài nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Việt Nam như những năm trước.

(2) Giá cho thuê giàn cải thiện. Giá dầu ổn định và hiệu suất hoạt động các giàn khoan tự nâng liên tục được cải thiện từ đầu năm 2017 sẽ giúp cho giá thuê giàn cải thiện lên hơn so với mức giá cho thuê hiện tại của PVD – 50.000 USD/ngày.

(3) Khoản “để dành” để bù đắp cho lợi nhuận. Tính đến cuối Q3 2017, PVD hiện có 361 tỷ đồng dự phòng khoản phải thu và 943 tỷ đồng quỹ phát triển khoa học, công nghệ. Trong Q3/2017, PVD hoàn nhập 153 tỷ đồng quỹ khoa học công nghệ, giúp LNST trong kỳ đạt 16 tỷ đồng so với mức lỗ 214 tỷ đồng trong Q1 2017 và 59 tỷ đồng trong Q2/2017.

422pvd-1.JPG

Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (Mã: PVS) có doanh thu 9 tháng giảm 22% cùng kỳ năm trước, còn 10.873 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 714 tỷ đồng, giảm 5% cùng kỳ năm trước. Do PVS đặt kế hoạch kinh doanh năm 2017 trên giả định giá dầu 50 - 55 USD/thùng nên 9 tháng đầu năm, công ty đã lãi vượt 28% kế hoạch năm. Tuy nhiên cần lưu ý, ở mức độ thận trọng, kế hoạch lợi nhuận năm 2017chỉ 560 tỷ đồng, thấp hơn 10% so với kết quả thực hiện năm 2016.

Theo báo cáo của SSI Research, trong năm 2018, việc thực hiện dự án Cá Rồng Đỏvà các dự ánoffshore lớnsẽ là yếu tố chính giúp PVS tăng trưởng. PTSC M&C, công tycon100% vốn của PVS, đãgiành đượchợp đồng EPCIC xây dựng giếng khoan chân không (lầnđầu tiên xây dựng tại Việt Nam)phục vụhoạt động khai thác ở mỏCá Rồng Đỏvới giá trị ước tính là 400 triệu USD(ước tínhbàn giaovàonăm 2020). Trong giai đoạn 2018-2023,mỏPhong LanDại (hoạt động năm 2018),mỏNam Côn Sơn 2 – GĐ 2,mỏSao Vàng Đại Nguyệt (gói thầu M&C là 300 triệu USD),mỏ LôB (37 giàn khoantrị giá1,8 tỷ USD) sẽ là các dự án lớn tiếp theo sẽ đem lại lợinhuậncho PVS. Ngoài ra, việc đầu tư vào FPSOCá RồngĐỏước tính tăng thêmlợi nhuậntừ công ty liên kết kểtừ năm 2020.

Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (Mã: PVT) cũng báo 9 tháng đầu năm, doanh thu đạt 4.447 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 310 tỷ đồng, hoàn thành lần lượt 89% và 95% kế hoạch năm.

Ở lần cập nhật gần nhất, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đưa ra con số kinh doanh đầy khả quan năm 2017. Cụ thể, PVEP ước doanh thu đạt 34.047 tỷ đồng, vượt 11% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế ước tính 3.515 tỷ đồng trong khi năm trước lỗ hợp nhất 1.980 tỷ đồng do phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo khối lượng dầu xuất bán tại các dự án và không phụ thuộc vào lợi nhuận thu được từ hoạt động khai thác.

Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí có vẻ khả quan hơn theo triển vọng giá dầu. Kể từ sau cơn lao dốc của giá dầu vào cuối năm 2014, giá dầu thô thế giới luôn biến động. Mới đây, một loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ đã đưa ra con số dự báo về giá dầu thô năm 2018 với một số dự báo triển vọng trên 60 USD/thùng.

Cụ thể, Goldman Sachs dự báo giá dầu sẽ tăng nhờ Saudi Arabia và Nga cam kết giảm sản lượng, do đó có thể tăng từ 58 USD/thùng năm 2017 lên 62 USD/thùng năm 2018. Ngân hàng Credit Suisse và JPMorgan Chase & Go cùng dự báo giá dầu đạt 60 USD/thùng.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia năng lượng khi trả lời phỏng vấn CNBC cho rằng giá dầu khó có khả năng tăng tiếp trong quý I/2018. Vì vậy, diễn biến giá dầu thực sự luôn là một ẩn số và đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần bám sát để xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình.

ndh.vn
 

Việc làm nổi bật

Top