Iran cho biết xuất khẩu dầu sẽ không giảm nếu EU cứu thỏa thuận hạt nhân

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế sẽ không ảnh hưởng tới xuất khẩu dầu của Tehran, nếu EU có thể cứu vãn được thỏa thuận này.

Zanganeh trả lời các phóng viên sau cuộc họp với giám đốc năng lượng của EU ông Miguel Arias Canete “mọi quyết định mới của OPEC cần sự nhất trí ... tôi tin rằng nếu EU hỗ trợ chúng tôi ... mức xuất khẩu của Iran sẽ không thay đổi”.

Sau quyết định ngày 8/5 của Trump, Kho bạc Mỹ cho biết Washington sẽ tái áp đặt các lệnh trừng phạt liên quan tới Iran sau khoảng 90 tới 180 ngày, gồm các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ của Iran và giao dịch với ngân hàng trung ương của họ.

Iran-oil-620x365-620x365.jpg

EU muốn cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã cứu trợ cho nước cộng hòa hồi giáo Iran này khỏi các lệnh trừng phạt kinh tế đổi lại việc hạn chế chương trình hạt nhân của họ. Châu Âu thấy thỏa thuận này như một yếu tố quan trọng của an ninh quốc tế.

Trong đợt trừng phạt gần đây nhất, các nguồn cung dầu của Iran đã giảm khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày, nhưng nước này tái nổi lên như một nhà xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt sau khi được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trong năm 2016.

Tuy nhiên các công ty lớn của châu Âu, một phần thận trọng về các lệnh trừng phạt còn lại của Mỹ với Iran, không hứng thú kinh doanh với Iran, đất nước cần thu hút hơn 100 tỷ USD đầu tư nước ngoài để tăng sản lượng dầu thô.

Zanganeh đã trả lời các phóng viên rằng “tôi không nghi ngờ rằng những lệnh trừng phạt ngoại giao từ Mỹ chống lại Iran sẽ có một tác động tới đầu tư nước ngoài ở Iran”. “Nó sẽ không thể dừng chúng tôi nhưng sẽ giảm tốc độ tăng trưởng”.

Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt mới của Mỹ, một số khách hàng dầu thô của Iran cho biết họ sẽ tìm sự miễn trừ của Mỹ để mua dầu thô Iran. Ông cho biết “các khách hàng chính của chúng tôi là ở châu Á... nhưng chúng tôi dự kiến bảo tồn và giữ mức xuất khẩu này sang châu Âu và châu Phi”.

Arias Canete, người đã ở Tehran trong chuyến thăm hai ngày, đã trình bày cho các đối tác Iran một loạt các biện pháp tiềm năng do EU soạn thảo trong tuần qua để giảm thiểu tác động các lệnh trừng phạt của Mỹ. Arias Canete nói “chúng tôi muốn giải quyết tất cả các vấn đề đang cản trở giao dịch dầu mỏ bình thường”.

Zanganeh cho biết Iran đặc biệt quan tâm tới hành động của EU theo đề nghị thúc giục của chính phủ EU thực hiện các khoản thanh toán trực tiếp bằng đồng euro để xuất khẩu dầu sang ngân hàng trung ương Iran, bỏ qua hệ thống tài chính Mỹ.

Các biện pháp khác gồm gia hạn biện pháp ngăn chặn trừng phạt để bảo vệ các doanh nghiệp châu Âu tại Iran và cho phép Ngân hàng Đầu tư châu Âu kinh doanh tại Iran.

Đầu tư của EU vào Iran, chủ yếu từ Đức, Pháp và Italy cũng tăng hơn lên hơn 20 tỷ euro kể từ năm 2016, trong các dự án từ hàng không vũ trụ đến năng lượng. Nhưng một số công ty nước ngoài đã bắt đầu báo hiệu dấu hiệu sẵn sàng rút khỏi Iran. Total, công ty năng lượng Pháp cho biết họ sẽ rút dự án nhiều tỷ USD ở Iran nếu họ không thể đảm bảo miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Iran đã gọi hợp đồng này như biểu tượng sự thành công của hiệp ước.

Tổ chức khí đốt và năng lượng Engie của Pháp, công ty khí đốt PGNiG của Ba Lan và ngân hàng DZ Bank của Đức là các công ty mới nhất cho biết các giao dịch kinh doanh với Iran sẽ bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ.

Zanganeh nói các nước khác gồm Nga và Trung Quốc muốn lấp đầy khoảng trống khi các nhà đầu tư châu Âu rút đi. Ông nói “người Trung Quốc rất háo hức. Hai công ty lớn là SINOPEC và CNPC là những đối tác của Iran trong lịch sử. Trong những mỏ lớn nhất ở Iran, họ mong muốn được tham gia”.

Nguồn: VITIC/Reuters
 

Việc làm nổi bật

Top