Một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn có vai trò trụ cột của nền kinh tế, đang phải “è lưng” gánh những khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng, do hệ lụy từ những dự án có vốn đầu tư “khủng” nhưng chưa xác định rõ hiệu quả đi đến đâu. Trở thành con nợ của nền kinh tế, các đơn vị này chỉ biết tiếp tục đồng thanh kiến nghị Chính phủ “bơm vốn”, xin cơ chế để giải cứu…
Bài 1: Xác xơ... xơ sợi
Năm 2008, khi hạ bút phê duyệt đầu tư xây dựng Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex) ôm tham vọng sẽ đáp ứng 40% thị phần sản phẩm xơ và 12% thị phần sợi trong nước. Qua đó, hỗ trợ ngành dệt may tự chủ nguồn nguyên liệu trong nước, giảm dần tỷ lệ nhập khẩu. Tuy nhiên, khi bước vào vận hành thương mại, nhà máy liên tục thua lỗ, mất khả năng cân đối tài chính và hiện đang đứng bên bờ phá sản.
Thua lỗ triền miên
Có mặt tại Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, chúng tôi không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến công trình được đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng, với các trang thiết bị, công nghệ hiện đại thuộc hàng tiên tiến nhất thế giới đang “đắp chiếu” và ngày càng trở nên xác xơ, xuống cấp. Toàn bộ nhà máy luôn trong tình trạng cửa đóng then cài, chỉ lác đác một vài công nhân lo điện nước, bảo dưỡng thiết bị,… phần nào cho thấy tình trạng bi đát ở đây.
Theo đại diện lãnh đạo PVTex (đơn vị quản lý nhà máy), việc dừng sản xuất là do biến động bất lợi của thị trường xơ sợi trong nước và quốc tế. Sự biến động giá này xuất phát từ một số nguyên nhân như: Giá dầu thế giới liên tục giảm sâu, thấp nhất trong vòng gần 10 năm; sự trượt giá của đồng Việt Nam so USD ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của PVTex vì PVTex phải nhập nguyên liệu để sản xuất và bán hàng nội địa; sản phẩm khó cạnh tranh được với hàng ngoại,… Do đó, nếu không dừng hoạt động, PVTex sẽ ngày càng thua lỗ và khó có cơ hội vực dậy khi thị trường “ấm” lên.
Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ được xây dựng với tham vọng trở thành nhà sản xuất, cung cấp nguồn nguyên liệu xơ sợi lớn nhất Việt Nam, đáp ứng 40% thị phần sản phẩm xơ và 12% thị phần sợi trong nước, hỗ trợ ngành dệt may giảm nhập khẩu, chủ động về nguyên liệu,… Thế nhưng, mục tiêu đó đến nay vẫn chỉ là mong ước xa vời. Bởi trên thực tế, các doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước không mua, không sử dụng xơ sợi của PVTex do chất lượng thấp và giá bán không cạnh tranh so với hàng ngoại nhập.
Theo đánh giá của các chuyên gia, với công suất 500 tấn sản phẩm/ngày (175 nghìn tấn/năm), nhà máy sẽ tạo điều kiện thúc đẩy ngành dệt may phát triển, từng bước giảm dần tỷ lệ nhập khẩu và giúp ngành tránh phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Thế nhưng, sự kỳ vọng đã không như mong muốn. Điều đó thể hiện trong quá trình đầu tư xây dựng, chạy thử, vận hành khi nhà máy liên tục gặp trục trặc và chậm tiến độ. Kể cả khi nhà thầu hoàn thành thay thế thiết bị bị hỏng và lúc duy trì hoạt động ở mức 50% công suất thiết kế (từ ngày 29-8-2013) nhưng sau đó PVTex lại quyết định dừng nhà máy do hết nguyên liệu và không tiêu thụ được sản phẩm. Tiếp đến, sau nhiều lần vận hành rồi tạm dừng hoạt động, nhà máy đã “sản xuất” ra khoản lỗ hơn 1.085 tỷ đồng năm 2014, chính thức phải dừng hoạt động từ ngày 17-9-2015 đến nay, khiến gần 1.000 cán bộ, nhân viên không có việc.
Theo báo cáo của PVN, tổng tài sản của PVTex tại thời điểm 31-12-2015 là hơn 6.456 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu bị âm hơn 528 tỷ đồng do PVTex bị lỗ trong năm 2015. Trong khi đó, nợ phải trả hơn 6.984 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay dài hạn để đầu tư dự án, nợ vay vốn lưu động để vận hành nhà máy,… Chính vì vậy, xét hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu và hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn cho thấy, PVTex đã rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, cạn kiệt nguồn vốn, nợ phải trả lớn và không bảo đảm khả năng thanh toán nợ đến hạn, không bảo toàn được vốn chủ sở hữu.
Trong bản báo cáo nghiên cứu khả thi, nhiều số liệu chứng minh dự án có hiệu quả, cần phải xây dựng nhà máy, nhưng thực tế vận hành đều cho kết quả ngược lại. Trong đó, nhiều dữ liệu tính toán trong nghiên cứu khả thi “phi thực tế” khiến khoản chênh lệch phát sinh rất lớn so với tính toán. Cụ thể, chi phí điện cả năm theo báo cáo nghiên cứu khả thi khoảng 4,69 triệu USD, nhưng thực tế vọt lên tới 12 triệu USD; chi phí hóa chất, phụ liệu khác theo tính toán 500 nghìn USD, song thực tế lên tới 11 triệu USD. Dự kiến nhà máy khi hoàn thành chỉ cần khoảng 500 nhân viên nhưng đến lúc hoạt động phải cần tới 1.000 cán bộ, công nhân viên vận hành,…
Trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương cho biết, năm tháng đầu năm 2015, PVTex sản xuất hơn 32 nghìn tấn sản phẩm nhưng chỉ tiêu thụ được 23 nghìn tấn, chưa kể còn một phần hàng tồn của năm 2014. Có nghĩa vừa tiêu thụ hết hàng tồn năm 2014 thì tiếp tục tồn kho sản phẩm năm 2015. Trong khi đó, mỗi tấn sản phẩm PVTex lỗ ít nhất 3,3 triệu đồng và đến thời điểm 31-12-2015, tổng lỗ của PVTex lên tới gần 3.000 tỷ đồng.
Tìm kiếm đối tác tiềm năng
Để gỡ khó cho PVTex, thời gian qua PVN đã đề nghị Nhà nước hỗ trợ bằng cơ chế đặc thù nhằm đưa nhà máy “nghìn tỷ” này hoạt động ổn định, có thể thu hồi vốn đầu tư. Cụ thể, dù ảnh hưởng đến các DN ngành dệt may nhưng để DN trong nước tăng mua sản phẩm của PVTex, PVN đề nghị Bộ Tài chính áp thuế nhập khẩu và hạn ngạch đối với sản phẩm xơ sợi pô-li-e-xte nhập khẩu (Bộ Tài chính đã nâng thuế từ 0% lên 2%). PVN cũng đề nghị miễn giảm thuế giá trị gia tăng; chi phí điện, nước; tiền thuê đất, chi phí quản lý, xử lý nước thải của Khu công nghiệp Đình Vũ với PVTex trong hai năm,...
Đáng chú ý, dù hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng PVN đề nghị cho phép xây dựng cơ chế tiêu thụ sản phẩm trong nước theo hướng yêu cầu các DN dệt may “phải sử dụng các sản phẩm của PVTex”. Tuy nhiên, hiện PVTex vẫn thua lỗ và chưa cho thấy tín hiệu ngày hoạt động trở lại. Thậm chí, để “đổi vận đen”, mới đây lãnh đạo PVN đã điều động và bổ nhiệm nhân sự mới vào chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của PVTex với mong muốn nhà máy sẽ được vực dậy, sớm chấm dứt lỗ và trở lại hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Đánh giá về thực trạng hoạt động của nhà máy, một chuyên gia trong lĩnh vực xơ sợi cho biết, xơ sợi Đình Vũ phải trả giá, không bán được hàng xuất phát từ việc đầu tư thiếu tầm nhìn chiến lược. Việc đầu tư sản xuất xơ sợi đòi hỏi công nghệ cao, kinh nghiệm và độ ổn định rất lớn về chất lượng sản phẩm. Ngay ở các nước phát triển và đi đầu trong lĩnh vực này, họ cũng phải trả giá rất nhiều mới nắm giữ được bí quyết, sở hữu được công nghệ và kiểm soát được chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Mặc dù PVTex có thiết bị hiện đại nhưng việc không có kinh nghiệm, cùng với quy mô đầu tư nhỏ, giá cả khó cạnh tranh được với những đối thủ như Trung Quốc,… thì chuyện “chết yểu” là điều khó tránh.
Theo đánh giá của PVN, nguyên nhân gây ra thua lỗ của PVTex là do doanh thu không đủ bù đắp biến phí, một số khoản định phí trong giai đoạn đầu nhà máy đi vào vận hành thương mại lớn; giá dầu thô và giá bông (sản phẩm cạnh tranh, thay thế xơ sợi) trên thị trường thế giới liên tục giảm mạnh trong vài năm gần đây, đã dẫn đến giá các sản phẩm xơ sợi tổng hợp xuống rất thấp.
Vị trí nhà máy không thuận lợi, xa vùng nguyên liệu, xa thị trường tiêu thụ dẫn đến chi phí phát sinh cao; dự án chậm tiến độ hai năm; chất lượng sản phẩm chưa hoàn toàn ổn định,… Do đó, việc thu xếp vốn lưu động để vận hành lại nhà máy là rất khó khăn, bên cạnh đó, phương án PVTex tự vận hành lại, tiếp tục sản xuất, kinh doanh dài hạn chưa thể khẳng định được tính khả thi và hiệu quả. Chính vì vậy, PVTex phải tìm kiếm, hợp tác với các đối tác khác để cùng sản xuất và trường hợp cuối cùng, nếu không tìm được sẽ xem xét thực hiện phá sản theo quy định.
(Còn nữa)
Bài 1: Xác xơ... xơ sợi
Năm 2008, khi hạ bút phê duyệt đầu tư xây dựng Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex) ôm tham vọng sẽ đáp ứng 40% thị phần sản phẩm xơ và 12% thị phần sợi trong nước. Qua đó, hỗ trợ ngành dệt may tự chủ nguồn nguyên liệu trong nước, giảm dần tỷ lệ nhập khẩu. Tuy nhiên, khi bước vào vận hành thương mại, nhà máy liên tục thua lỗ, mất khả năng cân đối tài chính và hiện đang đứng bên bờ phá sản.
Thua lỗ triền miên
Có mặt tại Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, chúng tôi không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến công trình được đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng, với các trang thiết bị, công nghệ hiện đại thuộc hàng tiên tiến nhất thế giới đang “đắp chiếu” và ngày càng trở nên xác xơ, xuống cấp. Toàn bộ nhà máy luôn trong tình trạng cửa đóng then cài, chỉ lác đác một vài công nhân lo điện nước, bảo dưỡng thiết bị,… phần nào cho thấy tình trạng bi đát ở đây.
Theo đại diện lãnh đạo PVTex (đơn vị quản lý nhà máy), việc dừng sản xuất là do biến động bất lợi của thị trường xơ sợi trong nước và quốc tế. Sự biến động giá này xuất phát từ một số nguyên nhân như: Giá dầu thế giới liên tục giảm sâu, thấp nhất trong vòng gần 10 năm; sự trượt giá của đồng Việt Nam so USD ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của PVTex vì PVTex phải nhập nguyên liệu để sản xuất và bán hàng nội địa; sản phẩm khó cạnh tranh được với hàng ngoại,… Do đó, nếu không dừng hoạt động, PVTex sẽ ngày càng thua lỗ và khó có cơ hội vực dậy khi thị trường “ấm” lên.
Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ được xây dựng với tham vọng trở thành nhà sản xuất, cung cấp nguồn nguyên liệu xơ sợi lớn nhất Việt Nam, đáp ứng 40% thị phần sản phẩm xơ và 12% thị phần sợi trong nước, hỗ trợ ngành dệt may giảm nhập khẩu, chủ động về nguyên liệu,… Thế nhưng, mục tiêu đó đến nay vẫn chỉ là mong ước xa vời. Bởi trên thực tế, các doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước không mua, không sử dụng xơ sợi của PVTex do chất lượng thấp và giá bán không cạnh tranh so với hàng ngoại nhập.
Theo đánh giá của các chuyên gia, với công suất 500 tấn sản phẩm/ngày (175 nghìn tấn/năm), nhà máy sẽ tạo điều kiện thúc đẩy ngành dệt may phát triển, từng bước giảm dần tỷ lệ nhập khẩu và giúp ngành tránh phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Thế nhưng, sự kỳ vọng đã không như mong muốn. Điều đó thể hiện trong quá trình đầu tư xây dựng, chạy thử, vận hành khi nhà máy liên tục gặp trục trặc và chậm tiến độ. Kể cả khi nhà thầu hoàn thành thay thế thiết bị bị hỏng và lúc duy trì hoạt động ở mức 50% công suất thiết kế (từ ngày 29-8-2013) nhưng sau đó PVTex lại quyết định dừng nhà máy do hết nguyên liệu và không tiêu thụ được sản phẩm. Tiếp đến, sau nhiều lần vận hành rồi tạm dừng hoạt động, nhà máy đã “sản xuất” ra khoản lỗ hơn 1.085 tỷ đồng năm 2014, chính thức phải dừng hoạt động từ ngày 17-9-2015 đến nay, khiến gần 1.000 cán bộ, nhân viên không có việc.
Trong bản báo cáo nghiên cứu khả thi, nhiều số liệu chứng minh dự án có hiệu quả, cần phải xây dựng nhà máy, nhưng thực tế vận hành đều cho kết quả ngược lại. Trong đó, nhiều dữ liệu tính toán trong nghiên cứu khả thi “phi thực tế” khiến khoản chênh lệch phát sinh rất lớn so với tính toán. Cụ thể, chi phí điện cả năm theo báo cáo nghiên cứu khả thi khoảng 4,69 triệu USD, nhưng thực tế vọt lên tới 12 triệu USD; chi phí hóa chất, phụ liệu khác theo tính toán 500 nghìn USD, song thực tế lên tới 11 triệu USD. Dự kiến nhà máy khi hoàn thành chỉ cần khoảng 500 nhân viên nhưng đến lúc hoạt động phải cần tới 1.000 cán bộ, công nhân viên vận hành,…
Trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương cho biết, năm tháng đầu năm 2015, PVTex sản xuất hơn 32 nghìn tấn sản phẩm nhưng chỉ tiêu thụ được 23 nghìn tấn, chưa kể còn một phần hàng tồn của năm 2014. Có nghĩa vừa tiêu thụ hết hàng tồn năm 2014 thì tiếp tục tồn kho sản phẩm năm 2015. Trong khi đó, mỗi tấn sản phẩm PVTex lỗ ít nhất 3,3 triệu đồng và đến thời điểm 31-12-2015, tổng lỗ của PVTex lên tới gần 3.000 tỷ đồng.
Tìm kiếm đối tác tiềm năng
Để gỡ khó cho PVTex, thời gian qua PVN đã đề nghị Nhà nước hỗ trợ bằng cơ chế đặc thù nhằm đưa nhà máy “nghìn tỷ” này hoạt động ổn định, có thể thu hồi vốn đầu tư. Cụ thể, dù ảnh hưởng đến các DN ngành dệt may nhưng để DN trong nước tăng mua sản phẩm của PVTex, PVN đề nghị Bộ Tài chính áp thuế nhập khẩu và hạn ngạch đối với sản phẩm xơ sợi pô-li-e-xte nhập khẩu (Bộ Tài chính đã nâng thuế từ 0% lên 2%). PVN cũng đề nghị miễn giảm thuế giá trị gia tăng; chi phí điện, nước; tiền thuê đất, chi phí quản lý, xử lý nước thải của Khu công nghiệp Đình Vũ với PVTex trong hai năm,...
Đáng chú ý, dù hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng PVN đề nghị cho phép xây dựng cơ chế tiêu thụ sản phẩm trong nước theo hướng yêu cầu các DN dệt may “phải sử dụng các sản phẩm của PVTex”. Tuy nhiên, hiện PVTex vẫn thua lỗ và chưa cho thấy tín hiệu ngày hoạt động trở lại. Thậm chí, để “đổi vận đen”, mới đây lãnh đạo PVN đã điều động và bổ nhiệm nhân sự mới vào chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của PVTex với mong muốn nhà máy sẽ được vực dậy, sớm chấm dứt lỗ và trở lại hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Đánh giá về thực trạng hoạt động của nhà máy, một chuyên gia trong lĩnh vực xơ sợi cho biết, xơ sợi Đình Vũ phải trả giá, không bán được hàng xuất phát từ việc đầu tư thiếu tầm nhìn chiến lược. Việc đầu tư sản xuất xơ sợi đòi hỏi công nghệ cao, kinh nghiệm và độ ổn định rất lớn về chất lượng sản phẩm. Ngay ở các nước phát triển và đi đầu trong lĩnh vực này, họ cũng phải trả giá rất nhiều mới nắm giữ được bí quyết, sở hữu được công nghệ và kiểm soát được chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Mặc dù PVTex có thiết bị hiện đại nhưng việc không có kinh nghiệm, cùng với quy mô đầu tư nhỏ, giá cả khó cạnh tranh được với những đối thủ như Trung Quốc,… thì chuyện “chết yểu” là điều khó tránh.
Theo đánh giá của PVN, nguyên nhân gây ra thua lỗ của PVTex là do doanh thu không đủ bù đắp biến phí, một số khoản định phí trong giai đoạn đầu nhà máy đi vào vận hành thương mại lớn; giá dầu thô và giá bông (sản phẩm cạnh tranh, thay thế xơ sợi) trên thị trường thế giới liên tục giảm mạnh trong vài năm gần đây, đã dẫn đến giá các sản phẩm xơ sợi tổng hợp xuống rất thấp.
Vị trí nhà máy không thuận lợi, xa vùng nguyên liệu, xa thị trường tiêu thụ dẫn đến chi phí phát sinh cao; dự án chậm tiến độ hai năm; chất lượng sản phẩm chưa hoàn toàn ổn định,… Do đó, việc thu xếp vốn lưu động để vận hành lại nhà máy là rất khó khăn, bên cạnh đó, phương án PVTex tự vận hành lại, tiếp tục sản xuất, kinh doanh dài hạn chưa thể khẳng định được tính khả thi và hiệu quả. Chính vì vậy, PVTex phải tìm kiếm, hợp tác với các đối tác khác để cùng sản xuất và trường hợp cuối cùng, nếu không tìm được sẽ xem xét thực hiện phá sản theo quy định.
(Còn nữa)
Dự án Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ có tổng mức đầu tư hơn 324 triệu USD (hơn 7.200 tỷ đồng); cổ đông tham gia góp vốn hiện tại gồm PVN (75%) và PVFCCo (25%); công suất thiết kế 175 nghìn tấn/năm, với các sản phẩm như xơ ngắn, sợi filament, hạt chip,… Ngày 29-5-2014, nhà máy chính thức vận hành thương mại và ngày 17-9-2015 phải dừng hoạt động cho đến nay.
Bài và ảnh: NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO NHÂN DÂN
Relate Threads