Từ cuối năm 2015 giá dầu quay đầu lao dốc, việc làm ngày càng ít, lãnh đạo Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling), PVD Offshore phải lăn lộn khắp nơi tìm việc. Bây giờ dịch vụ của PVD Offshore không gói gọn trong ngành Dầu khí, đã vươn ra ngoài ngành và xuất khẩu sang nước ngoài. Những bước đi mới mẻ của PV Drilling ở thị trường Nhật Bản đã có những thành công nhất định.
Khoan trường nơi tuyết trắng
Nói chuyện PVD Offshore phát triển sang thị trường Nhật Bản nổi tiếng khó tính nhất thế giới tôi chợt nhớ câu chuyện với anh giám đốc chiến lược của một tập đoàn công nghệ thông tin trong nước, giờ đã là đối tác lớn của các công ty công nghệ Nhật Bản. Anh bảo làm ăn với Nhật Bản vô cùng khó, người Nhật nổi tiếng kỹ tính, trong làm ăn họ còn khó gấp bội.
Để có được hợp đồng công nghệ thông tin vào thị trường Nhật Bản, một tập đoàn công nghệ thông tin Việt Nam phải mất hơn 3 năm tạo niềm tin, uy tín với đối tác. Hằng năm họ qua Việt Nam vài lần chỉ để thăm dò đối tác rồi về, cứ như thế gần 10 lần, khi thấy đủ điều kiện thì đặt bút ký một hợp đồng trị giá vài chục triệu đô. Nhắc câu chuyện này để thấy rằng, việc PVD Offshore tìm kiếm hợp đồng vào thị trường Nhật Bản nổi tiếng khắt khe là một câu chuyện không dễ, đặc biệt tại thời điểm thế giới đang diễn ra cuộc khủng hoảng “sự sụt giảm của giá dầu”.
Vì sao phát triển dịch vụ sang thị trường Nhật Bản thì được lãnh đạo đơn vị lý giải, trong bối cảnh khó khăn chung của ngành khoan dầu khí, PVD Offshore nhận thấy thị trường Nhật Bản vẫn có tiềm năng và cơ hội cho việc phát triển dịch vụ cung ứng nhân lực khoan. Đặc biệt là từ sau thảm họa hạt nhân Fukushima, Nhật Bản tăng cường tìm kiếm các nguồn năng lượng mới an toàn hơn để thay thế năng lượng hạt nhân đang được sử dụng phổ biến tại đây. Trong đó năng lượng địa nhiệt là một trong số các nguồn năng lượng được lựa chọn tăng cường phát triển. Nhật Bản là quốc gia nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, khu vực có kiến tạo địa chất luôn dịch chuyển, các núi lửa hoạt động thường xuyên, là nguyên nhân của các trận động đất xảy ra quanh năm và là nguồn gốc hình thành các suối nước khoáng nóng.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã hoàn thiện công nghệ để có thể sử dụng nguồn nhiệt lượng tỏa ra từ các suối khoáng nóng nhằm phục vụ đời sống nhân dân bản địa. Các công ty khoan Nhật Bản được chính phủ hậu thuẫn đã tiến hành nhiều chương trình khoan địa nhiệt trên đất liền, vì thế phát sinh nhu cầu sử dụng lao động có kinh nghiệm trong ngành Dầu khí để thực hiện các công việc trên các giàn khoan đất liền.
Giám đốc PVD Offshore Trần Thanh Tân cho hay: “Xác định đây là thị trường tiềm năng, nhưng rất khó tính, đòi hỏi lao động không chỉ có kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức mà còn phải có tính kỷ luật cao, ban lãnh đạo PVD Offshore đã quyết định lựa chọn những người thợ ưu tú với ngoại ngữ tốt để tham gia thị trường lao động tại Nhật Bản với mục tiêu thực hiện tốt nhất hợp đồng đã ký, làm cơ sở tiếp cận và tham gia nhiều hơn nữa tại thị trường này. Mùa hè năm 2016, những công nhân khoan đầu tiên của PVD Offshore đã đặt chân tới quận Akita, miền Bắc Nhật Bản để thực hiện hợp đồng”.
Công nhân Việt Nam sống ở xứ nhiệt đới nắng ấm đã quen, giờ qua Akita trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa đông nhiệt độ có lúc giảm xuống chỉ còn -2oC đến -5oC, tuyết phủ dày toàn bộ giàn khoan khiến hoạt động thăm dò, khai thác gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với quyết tâm chinh phục miền đất mới, những người thợ khoan Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời đảm bảo an toàn lao động, thể hiện sự nghiêm túc và chuyên nghiệp trong công việc, được đồng nghiệp và các đối tác Nhật Bản đánh giá cao.
“Vượt vũ môn”xứ chùa vàng
Nói câu chuyện PVD Offshore qua Akita (Nhật Bản) làm dịch vụ khoan địa nhiệt chợt nhớ ngày giàn khoan PV DRILLING I sang xứ sở chùa vàng Myanmar làm dịch vụ khoan cách đây gần 1 năm. Thật không dễ dàng khi PV DRILLING I đã vượt qua 30 giàn khoan thuộc 10 công ty hàng đầu trên thế giới dành được sự tín nhiệm và được Total E&P Myanmar lựa chọn trao thầu.
Ngày 19-8-2016 tại Yangon, Myanmar, PV Drilling đã chính thức ký kết hợp đồng cung cấp giàn khoan PV DRILLING I cho chiến dịch khoan của Total E&P Myanmar. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hoạt động vận hành giàn khoan biển của PV Drilling khi lần đầu tiên đưa một giàn khoan tự nâng thực hiện dịch vụ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, một lần nữa khẳng định uy tín và năng lực cung cấp dịch vụ của PV Drilling. Đây thực sự là niềm tự hào và khích lệ to lớn đối với PV Drilling, là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thành công của tổng công ty trong chiến dịch phát triển dịch vụ ra nước ngoài trong những năm gần đây. Đó cũng là lúc cơ hội mở cánh cửa chinh phục thị trường quốc tế đã đến, đồng thời cũng mang theo nhiều thách thức đến với PV Drilling, sau một thời gian dài giàn khoan đất liền PV DRILLING 11 khoan ở thị trường Algeria cho chủ đầu tư PVEP.
Khu vực giàn triển khai công việc có cấu tạo đáy biển với lớp bùn dày và thành phần không đồng nhất. Điều này ẩn chứa nhiều rủi ro, đe dọa sự cân bằng của giàn trong quá trình chống chân và dằn tải. Trong quá trình thi công giếng cho Total E&P Myanmar, có những công việc lần đầu tiên giàn PV DRILLING I thực hiện như khoan bằng ống chống. Ngoài ra, giàn phải tiếp nhận và sử dụng tổng cộng 38 nhân lực địa phương theo quy định về lộ trình đào tạo nghề, sử dụng và phát triển con người của nước sở tại.
Hầu hết những nhân lực địa phương này chưa có kinh nghiệm làm việc trên giàn và trình độ ngoại ngữ rất hạn chế, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất hoạt động cũng như công tác đảm bảo an toàn trên giàn. Hơn nữa, do nhân lực địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc, nhận thức về an toàn chưa cao, vì vậy vẫn phải duy trì gần như toàn bộ các nhân sự người Việt Nam trên giàn, khiến cho chi phí đổi ca tăng đáng kể, dẫn đến việc tăng chi phí hoạt động của giàn. Bên cạnh những khó khăn trên, công tác hậu cần hỗ trợ hoạt động của giàn cũng hết sức phức tạp và tốn kém. Vị trí giàn hoạt động và căn cứ hậu cần thuộc quyền quản lý của 2 nước khác nhau, vì vậy mỗi chuyến tàu ra giàn đều có yêu cầu bắt buộc về các thủ tục hải quan để xuất/nhập hàng hóa, dẫn đến kéo dài thời gian và tăng chi phí để thực hiện công việc.
Vậy nên, công tác chuẩn bị cho giàn đã được PV Drilling Division lên kế hoạch kỹ càng và thực hiện nghiêm ngặt. Các công việc sửa chữa, bảo dưỡng lớn thiết bị trên giàn được thực hiện ngay sau khi giàn kết thúc hợp đồng với Cửu Long JOC. Nhằm đảm bảo triển khai chiến dịch với Total E&P Myanmar được liên tục và xuyên suốt, công việc kiểm tra định kỳ các hệ thống trên giàn cũng được thực hiện hết sức kỹ càng. Song song PV DRILLING I cũng tiến hành các công việc cải biên để đáp ứng yêu cầu riêng của Total E&P Myanmar.
Sự chuyên nghiệp và tận tâm của các nhân sự làm việc trên giàn, với sự hỗ trợ của các hệ thống quản lý giám sát an toàn, giàn đã khởi đầu chiến dịch với Total E&P Myanmar an toàn và hiệu quả.
Thế là thợ khoan PV Drilling đã có những hành trình dài vạn dặm, từ sa mạc Sahara nóng bỏng trên khoan trường Algeria đến mùa đông tuyết trắng dưới 0 độ ở khoan trường Akita Nhật Bản hay ở xứ sở chùa vàng Myanmar. Nơi nào cũng có vô vàn thử thách nhưng thành công và sự đánh giá cao của đối tác chính là thước đo cho bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh của người thợ khoan PV Drilling.
Khoan trường nơi tuyết trắng
Nói chuyện PVD Offshore phát triển sang thị trường Nhật Bản nổi tiếng khó tính nhất thế giới tôi chợt nhớ câu chuyện với anh giám đốc chiến lược của một tập đoàn công nghệ thông tin trong nước, giờ đã là đối tác lớn của các công ty công nghệ Nhật Bản. Anh bảo làm ăn với Nhật Bản vô cùng khó, người Nhật nổi tiếng kỹ tính, trong làm ăn họ còn khó gấp bội.
Vì sao phát triển dịch vụ sang thị trường Nhật Bản thì được lãnh đạo đơn vị lý giải, trong bối cảnh khó khăn chung của ngành khoan dầu khí, PVD Offshore nhận thấy thị trường Nhật Bản vẫn có tiềm năng và cơ hội cho việc phát triển dịch vụ cung ứng nhân lực khoan. Đặc biệt là từ sau thảm họa hạt nhân Fukushima, Nhật Bản tăng cường tìm kiếm các nguồn năng lượng mới an toàn hơn để thay thế năng lượng hạt nhân đang được sử dụng phổ biến tại đây. Trong đó năng lượng địa nhiệt là một trong số các nguồn năng lượng được lựa chọn tăng cường phát triển. Nhật Bản là quốc gia nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, khu vực có kiến tạo địa chất luôn dịch chuyển, các núi lửa hoạt động thường xuyên, là nguyên nhân của các trận động đất xảy ra quanh năm và là nguồn gốc hình thành các suối nước khoáng nóng.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã hoàn thiện công nghệ để có thể sử dụng nguồn nhiệt lượng tỏa ra từ các suối khoáng nóng nhằm phục vụ đời sống nhân dân bản địa. Các công ty khoan Nhật Bản được chính phủ hậu thuẫn đã tiến hành nhiều chương trình khoan địa nhiệt trên đất liền, vì thế phát sinh nhu cầu sử dụng lao động có kinh nghiệm trong ngành Dầu khí để thực hiện các công việc trên các giàn khoan đất liền.
Giám đốc PVD Offshore Trần Thanh Tân cho hay: “Xác định đây là thị trường tiềm năng, nhưng rất khó tính, đòi hỏi lao động không chỉ có kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức mà còn phải có tính kỷ luật cao, ban lãnh đạo PVD Offshore đã quyết định lựa chọn những người thợ ưu tú với ngoại ngữ tốt để tham gia thị trường lao động tại Nhật Bản với mục tiêu thực hiện tốt nhất hợp đồng đã ký, làm cơ sở tiếp cận và tham gia nhiều hơn nữa tại thị trường này. Mùa hè năm 2016, những công nhân khoan đầu tiên của PVD Offshore đã đặt chân tới quận Akita, miền Bắc Nhật Bản để thực hiện hợp đồng”.
Công nhân Việt Nam sống ở xứ nhiệt đới nắng ấm đã quen, giờ qua Akita trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa đông nhiệt độ có lúc giảm xuống chỉ còn -2oC đến -5oC, tuyết phủ dày toàn bộ giàn khoan khiến hoạt động thăm dò, khai thác gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với quyết tâm chinh phục miền đất mới, những người thợ khoan Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời đảm bảo an toàn lao động, thể hiện sự nghiêm túc và chuyên nghiệp trong công việc, được đồng nghiệp và các đối tác Nhật Bản đánh giá cao.
“Vượt vũ môn”xứ chùa vàng
Nói câu chuyện PVD Offshore qua Akita (Nhật Bản) làm dịch vụ khoan địa nhiệt chợt nhớ ngày giàn khoan PV DRILLING I sang xứ sở chùa vàng Myanmar làm dịch vụ khoan cách đây gần 1 năm. Thật không dễ dàng khi PV DRILLING I đã vượt qua 30 giàn khoan thuộc 10 công ty hàng đầu trên thế giới dành được sự tín nhiệm và được Total E&P Myanmar lựa chọn trao thầu.
Ngày 19-8-2016 tại Yangon, Myanmar, PV Drilling đã chính thức ký kết hợp đồng cung cấp giàn khoan PV DRILLING I cho chiến dịch khoan của Total E&P Myanmar. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hoạt động vận hành giàn khoan biển của PV Drilling khi lần đầu tiên đưa một giàn khoan tự nâng thực hiện dịch vụ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, một lần nữa khẳng định uy tín và năng lực cung cấp dịch vụ của PV Drilling. Đây thực sự là niềm tự hào và khích lệ to lớn đối với PV Drilling, là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thành công của tổng công ty trong chiến dịch phát triển dịch vụ ra nước ngoài trong những năm gần đây. Đó cũng là lúc cơ hội mở cánh cửa chinh phục thị trường quốc tế đã đến, đồng thời cũng mang theo nhiều thách thức đến với PV Drilling, sau một thời gian dài giàn khoan đất liền PV DRILLING 11 khoan ở thị trường Algeria cho chủ đầu tư PVEP.
Khu vực giàn triển khai công việc có cấu tạo đáy biển với lớp bùn dày và thành phần không đồng nhất. Điều này ẩn chứa nhiều rủi ro, đe dọa sự cân bằng của giàn trong quá trình chống chân và dằn tải. Trong quá trình thi công giếng cho Total E&P Myanmar, có những công việc lần đầu tiên giàn PV DRILLING I thực hiện như khoan bằng ống chống. Ngoài ra, giàn phải tiếp nhận và sử dụng tổng cộng 38 nhân lực địa phương theo quy định về lộ trình đào tạo nghề, sử dụng và phát triển con người của nước sở tại.
Hầu hết những nhân lực địa phương này chưa có kinh nghiệm làm việc trên giàn và trình độ ngoại ngữ rất hạn chế, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất hoạt động cũng như công tác đảm bảo an toàn trên giàn. Hơn nữa, do nhân lực địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc, nhận thức về an toàn chưa cao, vì vậy vẫn phải duy trì gần như toàn bộ các nhân sự người Việt Nam trên giàn, khiến cho chi phí đổi ca tăng đáng kể, dẫn đến việc tăng chi phí hoạt động của giàn. Bên cạnh những khó khăn trên, công tác hậu cần hỗ trợ hoạt động của giàn cũng hết sức phức tạp và tốn kém. Vị trí giàn hoạt động và căn cứ hậu cần thuộc quyền quản lý của 2 nước khác nhau, vì vậy mỗi chuyến tàu ra giàn đều có yêu cầu bắt buộc về các thủ tục hải quan để xuất/nhập hàng hóa, dẫn đến kéo dài thời gian và tăng chi phí để thực hiện công việc.
Vậy nên, công tác chuẩn bị cho giàn đã được PV Drilling Division lên kế hoạch kỹ càng và thực hiện nghiêm ngặt. Các công việc sửa chữa, bảo dưỡng lớn thiết bị trên giàn được thực hiện ngay sau khi giàn kết thúc hợp đồng với Cửu Long JOC. Nhằm đảm bảo triển khai chiến dịch với Total E&P Myanmar được liên tục và xuyên suốt, công việc kiểm tra định kỳ các hệ thống trên giàn cũng được thực hiện hết sức kỹ càng. Song song PV DRILLING I cũng tiến hành các công việc cải biên để đáp ứng yêu cầu riêng của Total E&P Myanmar.
Sự chuyên nghiệp và tận tâm của các nhân sự làm việc trên giàn, với sự hỗ trợ của các hệ thống quản lý giám sát an toàn, giàn đã khởi đầu chiến dịch với Total E&P Myanmar an toàn và hiệu quả.
Thế là thợ khoan PV Drilling đã có những hành trình dài vạn dặm, từ sa mạc Sahara nóng bỏng trên khoan trường Algeria đến mùa đông tuyết trắng dưới 0 độ ở khoan trường Akita Nhật Bản hay ở xứ sở chùa vàng Myanmar. Nơi nào cũng có vô vàn thử thách nhưng thành công và sự đánh giá cao của đối tác chính là thước đo cho bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh của người thợ khoan PV Drilling.
Thiên Thanh - Petrotimes.vn
Relate Threads