Một tin vui với cổ đông Đạm Phú Mỹ là khoản lỗ khổng lồ của PVTex chỉ ảnh hưởng đến Đạm Phú Mỹ trong năm 2015. Trong tương lai, kết quả kinh doanh thua lỗ của công ty này (nếu có) hoàn toàn không ảnh hưởng đến Đạm Phú Mỹ.
Theo báo cáo tổng kết năm 2015 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), do ảnh hưởng giá dầu thế giới giảm nhanh và sâu làm cho thị trường xơ sợi gặp nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ, đặc biệt giá bán sản phẩm xuống thấp bất thường, PVTex (CTCP Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí) đã dừng sản xuất 3 đợt để tiêu thụ sản phẩm tồn kho và thu hồi vốn. Nhà máy đã dừng vận hành từ ngày 17/9/2015. Ước tính năm vừa qua PVTex thua lỗ 1.255 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 504 tỷ đồng tính đến cuối năm.
Kết quả kinh doanh thua lỗ của PVTex đã tác động tiêu cực đối với kết quả kinh doanh của 2 cổ đông chính của công ty là PVN và Đạm Phú Mỹ (DPM).
Theo báo cáo tài chính của Đạm Phú Mỹ, công ty đã đầu tư 562,7 tỷ đồng nắm giữ 26% cổ phần của PVTex. Đến cuối năm 2014, công ty đã ghi nhận tổn thất 364 tỷ đồng tương ứng với mức lỗ của PVTex theo tỷ lệ sở hữu.
Và đến cuối quý 3/2015, với việc PVTex đã âm vốn thì Đạm Phú Mỹ trích lập nốt 198 tỷ đồng còn lại, đồng nghĩa lợi nhuận trước thuế năm 2015 giảm đi tương ứng.
Kể từ thời điểm này, toàn bộ hơn 560 tỷ đồng đầu tư vào PVTex đã không còn giá trị.
Tuy nhiên, một khi đã ghi nhận mất 100% giá trị của khoản đầu tư này thì việc PVTex có tiếp tục lỗ cũng sẽ không tác động xấu tới lợi nhuận của Đạm Phú Mỹ nữa.
Với việc PVTex lỗ 1.255 tỷ đồng thì đáng ra mức lỗ mà Đạm Phú Mỹ phải "gánh" trong năm 2015 là 326 tỷ. Thực tế thì Đạm Phú Mỹ chỉ phải "gánh" 198 tỷ đồng là "hết nghĩa vụ".
Trong khi đó, nếu sau này PVTex kinh doanh tốt lên, vốn chủ sở hữu quay lại mức dương, thì Đạm Phú Mỹ lại có thể thu được lợi nhuận từ việc hoàn nhập dự phòng.
Với Đạm Phú Mỹ, nhờ giá dầu giảm sâu dẫn tới giá khí đầu vào giảm, công ty cũng như các doanh nghiệp phân bón khác lại được hưởng lợi trực tiếp. Kết quả 9 tháng đầu năm, sau khi đã trích lập toàn bộ dự phòng đầu tư vào PVTex, Đạm Phú Mỹ vẫn lãi ròng hơn 1.200 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch đề ra và tăng 24% so với cùng kỳ 2014.
Theo báo cáo tổng kết năm 2015 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), do ảnh hưởng giá dầu thế giới giảm nhanh và sâu làm cho thị trường xơ sợi gặp nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ, đặc biệt giá bán sản phẩm xuống thấp bất thường, PVTex (CTCP Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí) đã dừng sản xuất 3 đợt để tiêu thụ sản phẩm tồn kho và thu hồi vốn. Nhà máy đã dừng vận hành từ ngày 17/9/2015. Ước tính năm vừa qua PVTex thua lỗ 1.255 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 504 tỷ đồng tính đến cuối năm.
Theo báo cáo tài chính của Đạm Phú Mỹ, công ty đã đầu tư 562,7 tỷ đồng nắm giữ 26% cổ phần của PVTex. Đến cuối năm 2014, công ty đã ghi nhận tổn thất 364 tỷ đồng tương ứng với mức lỗ của PVTex theo tỷ lệ sở hữu.
Và đến cuối quý 3/2015, với việc PVTex đã âm vốn thì Đạm Phú Mỹ trích lập nốt 198 tỷ đồng còn lại, đồng nghĩa lợi nhuận trước thuế năm 2015 giảm đi tương ứng.
Kể từ thời điểm này, toàn bộ hơn 560 tỷ đồng đầu tư vào PVTex đã không còn giá trị.
Tuy nhiên, một khi đã ghi nhận mất 100% giá trị của khoản đầu tư này thì việc PVTex có tiếp tục lỗ cũng sẽ không tác động xấu tới lợi nhuận của Đạm Phú Mỹ nữa.
Với việc PVTex lỗ 1.255 tỷ đồng thì đáng ra mức lỗ mà Đạm Phú Mỹ phải "gánh" trong năm 2015 là 326 tỷ. Thực tế thì Đạm Phú Mỹ chỉ phải "gánh" 198 tỷ đồng là "hết nghĩa vụ".
Trong khi đó, nếu sau này PVTex kinh doanh tốt lên, vốn chủ sở hữu quay lại mức dương, thì Đạm Phú Mỹ lại có thể thu được lợi nhuận từ việc hoàn nhập dự phòng.
Với Đạm Phú Mỹ, nhờ giá dầu giảm sâu dẫn tới giá khí đầu vào giảm, công ty cũng như các doanh nghiệp phân bón khác lại được hưởng lợi trực tiếp. Kết quả 9 tháng đầu năm, sau khi đã trích lập toàn bộ dự phòng đầu tư vào PVTex, Đạm Phú Mỹ vẫn lãi ròng hơn 1.200 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch đề ra và tăng 24% so với cùng kỳ 2014.
Đan Nguyên/ Theo Trí thức trẻ
Relate Threads