Khi được mời tham dự buổi Lễ gắn biển giàn khoan Thỏ Trắng 2, “Công trình chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng” do Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro vừa là chủ đầu tư, vừa là đơn vị thực hiện trọn gói từ công tác thiết kế đến lắp đặt, vận hành, tôi vô cùng hứng thú. Cơ hội tuyệt vời cho tôi tận mắt chứng kiến việc khai thác dầu khí trên biển và ứng phó của các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trước sự lao dốc giá dầu thế giới.
Chúng tôi lên chiếc trực thăng VN-8610, bay ra mỏ Thỏ Trắng, nằm ở phía Tây Bắc mỏ Bạch Hổ, cách thành phố Vũng Tàu 120 km. Mỏ được phát hiện ngày 30-6-2012. Vietsovpetro đã xây dựng giàn khoan Thỏ Trắng 1 (ThTC-1) và đưa vào khai thác vào tháng 6-2013. Liên doanh tiếp tục khoan thăm dò về phía nam. Cả hai giếng khoan đều cho dòng dầu công nghiệp và khẳng định trữ lượng cao của khu vực này.
Ngày 15-12-2014, Hội đồng Vietsovpetro đã phê duyệt chủ trương xây dựng giàn khoan Thỏ trắng 2 (ThTC-2), cách giàn ThTC-1 3,8 km về phía Tây-Tây Nam, ở độ sâu mực nước biển 50 m. Đây là kiểu giàn nhẹ điển hình phục vụ khai thác dầu khí, với 12 giếng khoan, trong đó có chín giếng khai thác và ba giếng bơm ép vỉa.
Tham quan hết giàn khoan, bắt tay đủ tám kỹ sư và công nhân đang vận hành, chúng tôi vào khu bếp ăn. Khu vực này giống phòng ăn sáng của một khách sạn hai, ba sao, nhỏ nhưng sạch sẽ, máy điều hòa mát lạnh. Đồ ăn xếp trong các khay, được giữ nóng. Thực đơn gồm thịt gà, cá sốt, rau xào thịt bò, canh chua và ba món rau. Nước uống thì có nước cam, nước chanh, Coca Cola, nước trà và nước đóng chai... Công nhân được ăn uống thoải mái. Tôi tò mò hỏi: “Ở đây chắc có nhiều cá. Ngoài giờ làm việc, anh em có được phép câu không?”. “Trước thì không có quy định gì, nhưng bây giờ Tổng Giám đốc có lệnh cấm rồi”. “Thế ở đây có được hút thuốc không?”. Tôi hỏi, nhưng nghĩ ngay câu trả lời sẽ là “không”, vì quan sát thấy những người đã ăn xong, ngồi uống nước trà, không ai hút thuốc. Thế nhưng Tổng Giám đốc Liên doanh Vietsovpetro Từ Thành Nghĩa cười: “Có chỗ quy định cho mọi người hút thuốc anh ạ”. Tôi hỏi: “Giữa nơi bốn phía là dầu thế này, xảy ra hỏa hoạn thì nguy to. Sao không cấm tiệt cho an toàn, giống như các hãng hàng không của Việt Nam?”. “Người đi máy bay chỉ ở trên trời một thời gian nhất định, còn anh em ở trên biển suốt cả ba tuần. Nếu họ nghiện, cấm cũng khó. Tốt nhất là quy định chỗ cho họ hút. Vẫn bảo đảm an toàn, anh em lại thoải mái. Nhưng người nào hút thuốc ở chỗ sai quy định, sẽ bị xử lý nghiêm”.
Tôi ngẫm nghĩ thấy cũng có lý. Nhiều cái liên quan đến con người, biết là không nên làm, nhưng không có cách gì cấm được. Thôi, cứ chọn một giải pháp hợp lý để giám sát cũng tốt.
Chúng tôi chuyển qua phòng họp, nghe Tổng Giám đốc báo cáo tổng quan về dự án. Giàn khoan ThTC-2 là kiểu giàn nhẹ điển hình, nhưng cũng nặng tới 3.400 tấn, tổng giá trị đầu tư 46 triệu đô-la Mỹ. Với các kiểu giàn nhẹ trước đây, Vietsopetro phải mua thiết kế và nhập thiết bị bán thành phẩm từ nước ngoài. Nhưng lần này, Liên doanh đã chủ động thiết kế, chỉ nhập vật tư rời mà trong nước chưa sản xuất được như máy phát điện, bơm ngầm... Tất cả các công đoạn khác, như chế tạo ống thép, các thiết bị công nghệ như bình áp lực, thiết bị bơm hóa phẩm... đều do Liên doanh tự làm.
Một cách say sưa và tự hào của người đã gắn bó cả cuộc đời với các giàn khoan và biển, Tổng Giám đốc Từ Thành Nghĩa cho biết, giàn khoan ThTC-2 được bắt đầu thi công từ 10-2014 và đến ngày 29-9-2015 đã đón dòng dầu đầu tiên, sớm hơn một tháng 17 ngày so với kế hoạch, tiết kiệm được gần 18 triệu đô-la Mỹ. ThTC-2 sẽ bổ sung sản lượng khai thác dầu của Vietsovpetro, thay thế một số công trình khai thác trên Mỏ Rồng, Mỏ Bạch Hổ bị suy giảm sản lượng tự nhiên, nhằm duy trì tổng sản lượng khai thác dầu của Vietsovpetro ở mức hơn năm triệu tấn năm, bảo đảm Liên doanh hoàn thành kế hoạch và sản lượng khai thác dầu năm 2015 cũng như các năm tiếp theo. Chỉ với ba trong số chín giếng dầu mới đưa vào khai thác, sản lượng dầu trung bình của ThTC-2 đạt gần 1.100 tấn/ngày (vượt kế hoạch khoảng 200 tấn/ngày).
Sau khi thực hiện nghi thức gắn biển cho Thỏ Trắng 2, chúc mừng và chia vui với lãnh đạo Vietsovpetro và anh em đang khai thác dầu trên biển, chúng tôi trở lại sân bay trực thăng. Bỗng một người đi cùng giật áo tôi hỏi nhỏ, tại sao Thỏ Trắng 2 có tới hai sân bay và chỉ cho tôi một sân bay nữa phía dưới? Ờ... tới lúc này tôi mới phát hiện đúng là có hai sân bay thật. Tự an ủi, ở đời có ai chê người ham hiểu biết đâu, tôi lại hỏi Tổng Giám đốc Từ Thành Nghĩa. Hóa ra sân bay trực thăng chúng tôi đang đứng không phải của Thỏ Trắng 2, mà là của giàn khoan di dộng Tam Đảo 2. “Thế có bao nhiêu loại giàn khoan trên biển của chúng ta?” “Hai loại. Một là giàn khoan cố định như Thỏ Trắng 1 hoặc Thỏ Trắng 2, để khai thác dầu khí. Hai là giàn khoan di động, như Tam Đảo 2, dùng để thăm dò dầu khí”.
Để có các giàn khoan cố định làm nhiệm vụ khai thác, phải có giàn khoan di động đi trước khoan thăm dò, xác định xem vùng biển có dầu không, trữ lượng bao nhiêu, rồi lấp lại. Giàn khoan di động Tam Đảo 2 hiện đang trùm lên giàn khoan ThTC-2, giúp mở các giếng dầu để khai thác và đang chuẩn bị rút đi. Tổng Giám đốc Nghĩa vẽ cho tôi cách khoan, đánh dấu, cách lấp và mở các giếng dầu của Tam Đảo 2, nghe thú vị như xem truyện “Hai vạn dặm dưới đáy biển” của Jules Verne.
Thế nhưng vẫn chưa hết, giàn khoan di động lại có hai loại khác nhau. Loại thứ nhất là giàn khoan tự hành, có thể bơi được trên biển như con vịt bơi trong hồ. Loại giàn này dùng ở những nơi biển sâu, thềm lục địa dốc, không cắm chân xuống được. Khi khoan, cả giàn được định vị bằng hệ thống chân vịt. Vùng biển đang khai thác dầu khí của chúng ta nông, độ sâu trên dưới trăm mét, nên sử dụng loại giàn khoan thứ hai, giàn khoan tự nâng, có thể cắm ba chân xuống biển. Loại này không tự bơi được, mà phải có tàu kéo. Hiện tại, Liên doanh Vietsovpetro có bốn giàn khoan tự nâng gồm Cửu Long, Tam Đảo 1, Tam Đảo 2 và Tam Đảo 3. Tổng Giám đốc Nghĩa cho biết: “Tam Đảo 3 là giàn khoan tự nâng đầu tiên do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chế tạo”.
Tôi chợt nhớ ra và hỏi: “Lúc máy bay cất cánh, tôi thấy ven biển Vũng Tàu có một giàn khoan giống Tam Đảo 2. Có phải một trong bốn giàn khoan di động của mình không?”.
“Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 5 của chúng tôi đấy”, Tổng Giám đốc Từ Thành Nghĩa nói đầy tự hào. “Đây là công trình do Liên doanh trực tiếp thi công, với tỷ lệ nội địa hóa lên tới hơn 40%. Giàn có khối lượng 18.000 tấn, khoan tới độ sâu 9.000 m và có thể hoạt động trong điều kiện bão cực hạn lên đến cấp 12. Tổng giá trị giàn khoan khoảng 5.000 tỷ đồng”. “Loại này so với các loại tương tự trên thế giới thế nào?”. “Chúng tôi thiết kế theo mẫu JU-2000 hiện đại nhất của hãng Friede & Goldman đấy. Giàn được đăng kiểm bởi đơn vị ABS của Mỹ. Có thể coi là một trong những giàn khoan tự nâng tốt nhất thế giới hiện nay. Việc chế tạo được giàn khoan này, đã đưa Việt Nam góp mặt trong 10 quốc gia chế tạo giàn khoan hàng đầu thế giới. Có nó, chúng tôi có thể vươn tới những vùng biển xa hơn”. “Và Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu giàn khoan hàng đầu thế giới?”. “Điều đó hoàn toàn trong tầm tay!” Tổng Giám đốc Từ Thành Nghĩa khẳng định.
Máy bay hạ cánh rồi mà tôi vẫn còn ngẩn ngơ nghĩ về những điều mình vừa mắt thấy tai nghe. Mấy tiếng đồng hồ trên biển đã mở ra cho tôi một thế giới khác. Thế giới của mùa xuân trên biển. Thế giới của giàn khoan và những giếng dầu.
Việc chế tạo được giàn khoan này, đã đưa Việt Nam góp mặt trong 10 quốc gia chế tạo giàn khoan hàng đầu thế giới. Có nó, chúng tôi có thể vươn tới những vùng biển xa hơn.
Ngày 15-12-2014, Hội đồng Vietsovpetro đã phê duyệt chủ trương xây dựng giàn khoan Thỏ trắng 2 (ThTC-2), cách giàn ThTC-1 3,8 km về phía Tây-Tây Nam, ở độ sâu mực nước biển 50 m. Đây là kiểu giàn nhẹ điển hình phục vụ khai thác dầu khí, với 12 giếng khoan, trong đó có chín giếng khai thác và ba giếng bơm ép vỉa.
Tham quan hết giàn khoan, bắt tay đủ tám kỹ sư và công nhân đang vận hành, chúng tôi vào khu bếp ăn. Khu vực này giống phòng ăn sáng của một khách sạn hai, ba sao, nhỏ nhưng sạch sẽ, máy điều hòa mát lạnh. Đồ ăn xếp trong các khay, được giữ nóng. Thực đơn gồm thịt gà, cá sốt, rau xào thịt bò, canh chua và ba món rau. Nước uống thì có nước cam, nước chanh, Coca Cola, nước trà và nước đóng chai... Công nhân được ăn uống thoải mái. Tôi tò mò hỏi: “Ở đây chắc có nhiều cá. Ngoài giờ làm việc, anh em có được phép câu không?”. “Trước thì không có quy định gì, nhưng bây giờ Tổng Giám đốc có lệnh cấm rồi”. “Thế ở đây có được hút thuốc không?”. Tôi hỏi, nhưng nghĩ ngay câu trả lời sẽ là “không”, vì quan sát thấy những người đã ăn xong, ngồi uống nước trà, không ai hút thuốc. Thế nhưng Tổng Giám đốc Liên doanh Vietsovpetro Từ Thành Nghĩa cười: “Có chỗ quy định cho mọi người hút thuốc anh ạ”. Tôi hỏi: “Giữa nơi bốn phía là dầu thế này, xảy ra hỏa hoạn thì nguy to. Sao không cấm tiệt cho an toàn, giống như các hãng hàng không của Việt Nam?”. “Người đi máy bay chỉ ở trên trời một thời gian nhất định, còn anh em ở trên biển suốt cả ba tuần. Nếu họ nghiện, cấm cũng khó. Tốt nhất là quy định chỗ cho họ hút. Vẫn bảo đảm an toàn, anh em lại thoải mái. Nhưng người nào hút thuốc ở chỗ sai quy định, sẽ bị xử lý nghiêm”.
Chúng tôi chuyển qua phòng họp, nghe Tổng Giám đốc báo cáo tổng quan về dự án. Giàn khoan ThTC-2 là kiểu giàn nhẹ điển hình, nhưng cũng nặng tới 3.400 tấn, tổng giá trị đầu tư 46 triệu đô-la Mỹ. Với các kiểu giàn nhẹ trước đây, Vietsopetro phải mua thiết kế và nhập thiết bị bán thành phẩm từ nước ngoài. Nhưng lần này, Liên doanh đã chủ động thiết kế, chỉ nhập vật tư rời mà trong nước chưa sản xuất được như máy phát điện, bơm ngầm... Tất cả các công đoạn khác, như chế tạo ống thép, các thiết bị công nghệ như bình áp lực, thiết bị bơm hóa phẩm... đều do Liên doanh tự làm.
Một cách say sưa và tự hào của người đã gắn bó cả cuộc đời với các giàn khoan và biển, Tổng Giám đốc Từ Thành Nghĩa cho biết, giàn khoan ThTC-2 được bắt đầu thi công từ 10-2014 và đến ngày 29-9-2015 đã đón dòng dầu đầu tiên, sớm hơn một tháng 17 ngày so với kế hoạch, tiết kiệm được gần 18 triệu đô-la Mỹ. ThTC-2 sẽ bổ sung sản lượng khai thác dầu của Vietsovpetro, thay thế một số công trình khai thác trên Mỏ Rồng, Mỏ Bạch Hổ bị suy giảm sản lượng tự nhiên, nhằm duy trì tổng sản lượng khai thác dầu của Vietsovpetro ở mức hơn năm triệu tấn năm, bảo đảm Liên doanh hoàn thành kế hoạch và sản lượng khai thác dầu năm 2015 cũng như các năm tiếp theo. Chỉ với ba trong số chín giếng dầu mới đưa vào khai thác, sản lượng dầu trung bình của ThTC-2 đạt gần 1.100 tấn/ngày (vượt kế hoạch khoảng 200 tấn/ngày).
Sau khi thực hiện nghi thức gắn biển cho Thỏ Trắng 2, chúc mừng và chia vui với lãnh đạo Vietsovpetro và anh em đang khai thác dầu trên biển, chúng tôi trở lại sân bay trực thăng. Bỗng một người đi cùng giật áo tôi hỏi nhỏ, tại sao Thỏ Trắng 2 có tới hai sân bay và chỉ cho tôi một sân bay nữa phía dưới? Ờ... tới lúc này tôi mới phát hiện đúng là có hai sân bay thật. Tự an ủi, ở đời có ai chê người ham hiểu biết đâu, tôi lại hỏi Tổng Giám đốc Từ Thành Nghĩa. Hóa ra sân bay trực thăng chúng tôi đang đứng không phải của Thỏ Trắng 2, mà là của giàn khoan di dộng Tam Đảo 2. “Thế có bao nhiêu loại giàn khoan trên biển của chúng ta?” “Hai loại. Một là giàn khoan cố định như Thỏ Trắng 1 hoặc Thỏ Trắng 2, để khai thác dầu khí. Hai là giàn khoan di động, như Tam Đảo 2, dùng để thăm dò dầu khí”.
Để có các giàn khoan cố định làm nhiệm vụ khai thác, phải có giàn khoan di động đi trước khoan thăm dò, xác định xem vùng biển có dầu không, trữ lượng bao nhiêu, rồi lấp lại. Giàn khoan di động Tam Đảo 2 hiện đang trùm lên giàn khoan ThTC-2, giúp mở các giếng dầu để khai thác và đang chuẩn bị rút đi. Tổng Giám đốc Nghĩa vẽ cho tôi cách khoan, đánh dấu, cách lấp và mở các giếng dầu của Tam Đảo 2, nghe thú vị như xem truyện “Hai vạn dặm dưới đáy biển” của Jules Verne.
Thế nhưng vẫn chưa hết, giàn khoan di động lại có hai loại khác nhau. Loại thứ nhất là giàn khoan tự hành, có thể bơi được trên biển như con vịt bơi trong hồ. Loại giàn này dùng ở những nơi biển sâu, thềm lục địa dốc, không cắm chân xuống được. Khi khoan, cả giàn được định vị bằng hệ thống chân vịt. Vùng biển đang khai thác dầu khí của chúng ta nông, độ sâu trên dưới trăm mét, nên sử dụng loại giàn khoan thứ hai, giàn khoan tự nâng, có thể cắm ba chân xuống biển. Loại này không tự bơi được, mà phải có tàu kéo. Hiện tại, Liên doanh Vietsovpetro có bốn giàn khoan tự nâng gồm Cửu Long, Tam Đảo 1, Tam Đảo 2 và Tam Đảo 3. Tổng Giám đốc Nghĩa cho biết: “Tam Đảo 3 là giàn khoan tự nâng đầu tiên do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chế tạo”.
“Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 5 của chúng tôi đấy”, Tổng Giám đốc Từ Thành Nghĩa nói đầy tự hào. “Đây là công trình do Liên doanh trực tiếp thi công, với tỷ lệ nội địa hóa lên tới hơn 40%. Giàn có khối lượng 18.000 tấn, khoan tới độ sâu 9.000 m và có thể hoạt động trong điều kiện bão cực hạn lên đến cấp 12. Tổng giá trị giàn khoan khoảng 5.000 tỷ đồng”. “Loại này so với các loại tương tự trên thế giới thế nào?”. “Chúng tôi thiết kế theo mẫu JU-2000 hiện đại nhất của hãng Friede & Goldman đấy. Giàn được đăng kiểm bởi đơn vị ABS của Mỹ. Có thể coi là một trong những giàn khoan tự nâng tốt nhất thế giới hiện nay. Việc chế tạo được giàn khoan này, đã đưa Việt Nam góp mặt trong 10 quốc gia chế tạo giàn khoan hàng đầu thế giới. Có nó, chúng tôi có thể vươn tới những vùng biển xa hơn”. “Và Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu giàn khoan hàng đầu thế giới?”. “Điều đó hoàn toàn trong tầm tay!” Tổng Giám đốc Từ Thành Nghĩa khẳng định.
Máy bay hạ cánh rồi mà tôi vẫn còn ngẩn ngơ nghĩ về những điều mình vừa mắt thấy tai nghe. Mấy tiếng đồng hồ trên biển đã mở ra cho tôi một thế giới khác. Thế giới của mùa xuân trên biển. Thế giới của giàn khoan và những giếng dầu.
Việc chế tạo được giàn khoan này, đã đưa Việt Nam góp mặt trong 10 quốc gia chế tạo giàn khoan hàng đầu thế giới. Có nó, chúng tôi có thể vươn tới những vùng biển xa hơn.
TRẦN HỮU BÌNH
Phó Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương
Phó Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương
Relate Threads