Bộ Công Thương đã có Thông tư số 47/2015/TT-BCT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu trên mặt nước.
Theo đó, cửa hàng xăng dầu trên mặt nước được phân cấp thành 2 loại hình: 1- Xây dựng cố định; 2- Xà lan, tàu vỏ thép và phương tiện nổi khác. Mỗi loại được phân theo 3 cấp tùy theo tổng dung tích chứa xăng dầu như sau: loại cửa hàng xây dựng cố định cấp 1 có dung tích từ 150 - 210m³; cấp 2 có dung tích từ 100 đến <150m³; cấp 3 <100m³. Loại xà lan, tàu vỏ thép và phương tiện nổi khác cấp 1 từ 100 - 2000m³; cấp 2 từ 16 đến <100m³; cấp 3 <16m³.
Vị trí đặt, neo đậu cửa hàng xăng dầu trên mặt nước phải đúng quy định và phù hợp với quy hoạch của cấp có thẩm quyền và tuân thủ đúng các luồng tuyến đã được ghi trên giấy phép hoạt động, đảm bảo yêu cầu an toàn giao thông, an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường.
Cửa hàng xăng dầu trên mặt nước phải có phương án phòng cháy chữa cháy, phòng chống lụt bão, phòng ngừa sự cố tràn dầu và cam kết bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khoảng cách an toàn tối thiểu từ bể chứa và cột bơm đến nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa thì không nhỏ hơn 18m và đối với công trình công cộng không nhỏ hơn 50m. Đối với công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng không nhỏ hơn 5m...
Vật liệu làm bể chứa xăng dầu là vật liệu chịu xăng dầu và không cháy. Đối với bể chứa bằng vật liệu không dẫn điện phải có biện pháp triệt tiêu tĩnh điện khi xuất, nhập xăng dầu.
Cột bơm xăng dầu phải được đặt tại các vị trí thông thoáng, thuận tiện; bảo đảm các phương tiện có thể dừng đỗ dễ dàng dọc theo cột bơm và không làm cản trở các phương tiện giao thông khác ra, vào cửa hàng.
Các cửa hàng này cũng phải đáp ứng một loạt các quy định khác về đường ống công nghệ, an toàn hệ thống điện, phương tiện, dụng cụ chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và hệ thống thu hồi hơi xăng dầu…
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016.
47-2015-TT-BCT.pdf
Theo đó, cửa hàng xăng dầu trên mặt nước được phân cấp thành 2 loại hình: 1- Xây dựng cố định; 2- Xà lan, tàu vỏ thép và phương tiện nổi khác. Mỗi loại được phân theo 3 cấp tùy theo tổng dung tích chứa xăng dầu như sau: loại cửa hàng xây dựng cố định cấp 1 có dung tích từ 150 - 210m³; cấp 2 có dung tích từ 100 đến <150m³; cấp 3 <100m³. Loại xà lan, tàu vỏ thép và phương tiện nổi khác cấp 1 từ 100 - 2000m³; cấp 2 từ 16 đến <100m³; cấp 3 <16m³.
Cửa hàng xăng dầu trên mặt nước phải có phương án phòng cháy chữa cháy, phòng chống lụt bão, phòng ngừa sự cố tràn dầu và cam kết bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khoảng cách an toàn tối thiểu từ bể chứa và cột bơm đến nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa thì không nhỏ hơn 18m và đối với công trình công cộng không nhỏ hơn 50m. Đối với công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác ngoài cửa hàng không nhỏ hơn 5m...
Vật liệu làm bể chứa xăng dầu là vật liệu chịu xăng dầu và không cháy. Đối với bể chứa bằng vật liệu không dẫn điện phải có biện pháp triệt tiêu tĩnh điện khi xuất, nhập xăng dầu.
Cột bơm xăng dầu phải được đặt tại các vị trí thông thoáng, thuận tiện; bảo đảm các phương tiện có thể dừng đỗ dễ dàng dọc theo cột bơm và không làm cản trở các phương tiện giao thông khác ra, vào cửa hàng.
Các cửa hàng này cũng phải đáp ứng một loạt các quy định khác về đường ống công nghệ, an toàn hệ thống điện, phương tiện, dụng cụ chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và hệ thống thu hồi hơi xăng dầu…
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016.
47-2015-TT-BCT.pdf
Nguồn: Bộ Công Thương
Relate Threads