Hóa dầu - thêm một sân chơi ưu thế của người Thái

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Tổ hợp hóa dầu miền Nam hay còn gọi là tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) đã khởi công xây dựng tuần trước tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Như vậy, năm năm tới sẽ có một nhà sản xuất hóa dầu quy mô lớn, thay cho các dự án lọc dầu có kèm thêm hóa dầu ở quy mô nhỏ đã được đầu tư trong 10 năm trở lại đây.

Dự án tổ hợp hóa dầu LSP cũng đã được chuẩn bị 10 năm nay, sau bao lần thay đổi cổ đông. Đến ngày khởi công hôm 24-2, tập đoàn SCG của Thái Lan nắm 71% vốn, phần còn lại thuộc về tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với tổng vốn đầu tư được công bố là 5,4 tỉ đô la Mỹ.

Đây là dự án tổ hợp hóa dầu tích hợp hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam với việc chế biến các sản phẩm hóa dầu từ nguyên liệu là sản phẩm trung gian của các nhà máy lọc dầu hoặc các nhà máy khí.

b852afd99705f7fbb9bbe479aabb7188

Khác với các dự án lọc hóa dầu Bình Sơn hay Nghi Sơn đã và sắp đi vào vận hành, chủ yếu sản xuất xăng dầu (tới 85% công suất sản phẩm) và một phần nhỏ các sản phẩm hóa dầu như hạt nhựa PP, Long Sơn chỉ sản xuất các sản phẩm olefin (nguyên liệu cơ sở để sản xuất hóa chất công nghiệp, các loại chất dẻo, nhựa và cao su tổng hợp) với công suất sản phẩm lên tới 1,6 triệu tấn/năm, nhằm thay thế các sản phẩm nhập khẩu.


Lĩnh vực lọc hóa dầu ở Việt Nam hiện chỉ có quy mô nhỏ như nhà máy sản xuất nhựa PVC do liên doanh Vinachem - TPC Vina (Thái Lan) và liên doanh PVN -Petronas đầu tư hay nhà máy sản xuất chất hóa dẻo DOP (PVN, Vinachem và LG đầu tư). Hiện nay, Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn sản xuất được propylen với công suất 150 ngàn tấn/năm, đáp ứng 15% nhu cầu của thị trường. Năm 2018, nếu Nghi Sơn đi vào sản xuất, với khoảng 400.000 tấn propylen/năm, thì cả hai nhà máy mới chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu thị trường riêng sản phẩm này, chưa tính các sản phẩm có cùng nguồn gốc olefin cho các lĩnh vực công nghiệp nhựa khác.

Theo báo cáo năm 2016 của Công ty Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), tổng sản phẩm nhựa nguyên liệu sản xuất trong nước (khi Nghi Sơn chưa đi vào hoạt động) còn thiếu khoảng 80% nên phải nhập khẩu từ Ảrập Saudi, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan. Tổng giá trị ngành nhựa trong nước đạt cỡ 10 tỉ đô la Mỹ (nhập khẩu nguyên liệu đầu vào chiếm 78-85% số này) nhưng do trong nước chưa sản xuất được PE, sản xuất được 15% nhu cầu PP, 30% nhu cầu PET và 50% nhu cầu PVC chủ yếu cho hai nhóm ngành nhựa bao bì, nhựa gia dụng nên cơn khát cung trên thị trường hóa dầu còn rất lớn.

Chỉ nói riêng về mặt hàng nhựa nguyên liệu nhựa PP, Bình Sơn chỉ sản xuất được cỡ 150.000 tấn/năm, giá trị chiếm 4-5% doanh thu của công ty năm 2016 nhưng đã đóng góp 1.500 tỉ đồng (khoảng 24%) vào lợi nhuận gộp hàng năm của công ty. Với hiệu quả kinh doanh như vậy, Bình Sơn rất muốn nâng công suất phân xưởng cracking xúc tác chế biến hạt nhựa PP. Tuy nhiên, ngay cả kế hoạch nâng cấp mở rộng nhà máy vào giai đoạn 2019-2021, thì cũng chủ yếu là phần lọc dầu, chưa có phần mở rộng cho hóa dầu.

Điều đó càng làm cho việc đầu tư vào tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn của các nhà đầu tư Thái là đúng lúc, khi thị trường trong nước còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.

Theo một văn bản của nhiều doanh nghiệp nhựa ký tên gửi Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tháng 6-2017 kiến nghị tới Bộ Tài chính về việc tăng thuế nhập khẩu hạt nhựa từ 1% lên 3% là quá cao có nêu ra một thực trạng là các doanh nghiệp Thái Lan nắm hầu hết các kênh phân phối các sản phẩm hóa dầu tại Việt Nam nên cản trở nhiều sự phát triển của doanh nghiệp nhựa. Nếu tiếp tục tăng thuế cộng với những sức ép do phụ thuộc vào các kênh phân phối nước ngoài, ngành nhựa Việt Nam sẽ chịu nhiều khó khăn.

Qua văn bản này, và với sự xuất hiện của tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, có thể thấy các nhà đầu tư Thái đã đi một bước dài để khép kín việc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, từ đầu vào đến đầu ra các nguyên liệu cho ngành nhựa. Đây cũng là cách mà họ đã làm thành công trên thị trường sản xuất và phân phối thức ăn chăn nuôi từ nhiều năm trước.

thesaigontimes.vn
 

Việc làm nổi bật

Top